Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã chịu áp lực giảm trong năm nay do các nhà đầu tư lo ngại về sự phục hồi kinh tế chậm hơn dự kiến của Trung Quốc. Tuy nhiên, pha bật tăng cách đây hai tuần có thể giúp giá đột phá lên trên mô hình tam giác hiện tại.
CH50 – Biểu đồ tuần
Chỉ số China 50 đã bật tăng từ mức hỗ trợ 12.400 và sau đó tạm dừng. Chỉ số này tới đây có thể sẽ thách thức mức kháng cự 13.600.
Một trong những động lực giúp chứng khoán châu Á phục hồi có thể là những góc nhìn tiêu cực hiện tại của các nhà phân tích Mỹ.
Theo JPMorgan, Trung Quốc có thể sẽ sớm giống như Nhật Bản vào những năm 1990 – tăng trưởng chậm, trì trệ về tài chính – nếu nước này không giải quyết các thách thức kinh tế hiện tại. Các nhà phân tích cho rằng thị trường nhà đất không ổn định, kinh tế mất cân đối và dân số già có thể tạo ra nguy cơ “Nhật Bản hóa” đất nước.
Sự so sánh này dựa trên bối cảnh đầu những năm 1990 khi Nhật Bản trải qua thời kỳ tăng trưởng kinh tế yếu kém, lạm phát thấp, giá tài sản sụt giảm trên diện rộng và “suy thoái bảng cân đối kế toán”.
JPMorgan cho biết: “Một tín hiệu đáng báo động là giá nhà thứ cấp đã bắt đầu giảm trở lại ở một số thành phố trong những tháng gần đây sau khi phục hồi tạm thời vào quý 1 năm 2023”. “Nếu giá nhà thứ cấp giảm xuống dưới giá nhà mới, đó có thể là yếu tố bước ngoặt khi giá nhà mới và giá nhà thứ cấp có thể củng cố đà giảm của nhau, làm tăng rủi ro vĩ mô và tài chính. Do đó, việc cần thiết lúc này là phải ổn định thị trường nhà ở, xem đó như một sự ưu tiên chính sách ngắn hạn như đã được nhấn mạnh trong cuộc họp Bộ Chính trị Trung Quốc vào tháng 7 vừa qua”.
Bloomberg cũng báo cáo rằng Nhật Bản đang dẫn đầu cuộc đua săn đuổi vốn cổ phần của Mỹ. Theo Tập đoàn Goldman Sachs, mức mua cổ phiếu Nhật Bản của nước ngoài đã vượt qua mức mua cổ phiếu Trung Quốc của nước ngoài lần đầu tiên kể từ năm 2017.
Các điều kiện hiện tại là hoàn hảo để chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông tạo ra một đợt phục hồi bất ngờ, và các nhà giao dịch nên theo dõi chặt chẽ mô hình tam giác nêu trên.