ASML – công ty công nghệ lớn nhất châu Âu tính theo vốn hóa thị trường – đã thúc đẩy sự phục hồi của thị trường chứng khoán toàn cầu sau khi ghi nhận mức doanh thu kỷ lục.
ASML – Đồ thị ngày
Cổ phiếu ASML đã tăng vọt lên mức giá $850 sau khi báo cáo doanh thu và lợi nhuận của công ty khiến các nhà phân tích ngạc nhiên.
ASML là công ty sản xuất thiết bị chip, và các nhà phân tích đang tìm kiếm mọi dấu hiệu có thể tạo động lực tăng trưởng cho các cổ phiếu thuộc lĩnh vực bán dẫn.
Công ty đã công bố kết quả kinh doanh năm vừa qua với lợi nhuận ròng đạt 7,8 tỷ euro (tương đương với $8,5 tỷ) – cao hơn đáng kể so với con số 5,6 tỷ euro của năm trước.
Giám đốc điều hành Peter Wennink cho biết: “Ngành công nghiệp bán dẫn vẫn tiếp tục tăng trưởng cho đến cuối chu kỳ”.
Ông nói thêm: “Mặc dù các khách hàng của chúng tôi vẫn không chắc chắn về mức độ phục hồi của thị trường bán dẫn trong năm nay, nhưng một số dấu hiệu tích cực đã xuất hiện”.
Các nhà giao dịch có thể ăn mừng với kết quả kinh doanh mới nhất của ASML khi cổ phiếu ASML thúc đẩy thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ tăng. ASML là một trong những nhà sản xuất thiết bị chip điện thoại di động và xe hơi thế hệ mới hàng đầu thế giới.
Giám đốc tài chính Roger Dassen của công ty cho biết: “Nếu không có một nền tảng logic cao cấp thì AI không thể tồn tại. Nếu không có một bộ nhớ cao cấp thì AI không thể tồn tại. Không có ASML thì logic cao cấp hoặc bộ nhớ cao cấp sẽ không tồn tại”.
Ông khẳng định: “Rõ ràng là xu hướng phát triển AI sẽ có đóng góp rất đáng kể cho hoạt động kinh doanh của chúng tôi vào năm 2025”.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp bán dẫn đã trở thành một chiến trường cạnh tranh khốc liệt khi các quốc gia phương Tây tìm cách hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ của Trung Quốc.
ASML thông báo hồi đầu tháng này rằng họ đã bị chặn hoạt động xuất khẩu “một số lượng nhỏ” máy móc sang Trung Quốc trong bối cảnh Mỹ gây áp lực đối với chính phủ Hà Lan.
Bắc Kinh cáo buộc Mỹ có “hành vi bắt nạt”, và nói thêm rằng nước này “vi phạm nghiêm trọng các quy tắc thương mại quốc tế”.
Trung Quốc đã mô tả các quy định hạn chế đối với xuất khẩu là “khủng bố công nghệ”.
Căng thẳng thương mại với Trung Quốc dẫn đến lo ngại rằng Bắc Kinh có thể đưa ra các biện pháp kiểm soát xuất khẩu gallium và germanium – hai khoáng chất đất hiếm cần thiết trong sản xuất chất bán dẫn.