Chỉ số US30 đã quay đầu tại ngưỡng kháng cự quan trọng và có thể gặp rủi ro giảm do vấn đề trần nợ hoặc vấn đề trong lĩnh vực ngân hàng.
US30 – Biểu đồ ngày
Chỉ số Dow Jones đã không thể vượt qua mức 34.100 và có thể tiếp tục giảm do tâm lý tiêu cực từ thị trường đối với vấn đề trần nợ.
Hôm thứ Tư, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đã tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lần thứ ba trong năm nay, đánh dấu lần tăng thứ mười liên tiếp.
Động thái mới nhất được thực hiện sau khi dữ liệu lạm phát hạ nhiệt. Chỉ số CPI đã giảm mạnh từ tháng 2 đến tháng 3, với lạm phát giảm từ 6% xuống 5%. Tuy nhiên, Cục Dự trữ Liên bang dường như quan tâm đến vấn đề tăng trưởng tiền lương hơn.
Vào tháng trước, ông Powell đã tuyên bố rằng: “Chúng tôi đang rất tập trung vào việc hạ lạm phát vì chúng tôi biết về lâu dài, đó là điều mang lại lợi ích lớn nhất cho người dân – những người mà chúng tôi đang phục vụ”.
Các nhà lập pháp đảng Dân chủ không đồng ý với Powell. Mười đảng viên Đảng Dân chủ đã viết một lá thư cho ông, kêu gọi ông tạm dừng tăng lãi suất “và tránh tạo ra một cuộc suy thoái vốn phá hủy thị trường việc làm và đè bẹp các doanh nghiệp nhỏ”.
Khủng hoảng trong lĩnh vực ngân hàng khiến thị trường Mỹ chịu ảnh hưởng tiêu cực
Các thị trường đã cảnh giác sau sự sụp đổ của ngân hàng First Republic Bank tại Mỹ, với lo ngại rằng một làn sóng sụp đổ của các ngân hàng khu vực khác đang đến. Tuy nhiên, việc JP Morgan tiếp quản ngân hàng trên đã phần nào ổn định lại tâm lý thị trường.
Các đảng viên Đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ hôm thứ Ba đã yêu cầu Tổng thống Joe Biden chấp nhận gói trần nợ của họ hoặc đưa ra một đề nghị ngược lại. Đồng thời, một đảng viên Đảng Dân chủ hàng đầu cho biết Thượng viện có thể cố gắng thúc đẩy việc tăng trần nợ “sạch” vào tuần tới.
Chỉ còn chưa đầy một tháng trước khi Mỹ có thể vỡ nợ, các nhà lãnh đạo của cả hai bên đã củng cố lập trường của họ đối với mức trần nợ 31,4 nghìn tỷ đô la. Đảng Cộng hòa cho biết Đảng Dân chủ cần xem xét nghiêm túc luật của Chủ tịch Kevin McCarthy đã được Hạ viện thông qua vào tuần trước.
Nhà đầu tư tỷ phú Stanley Druckenmiler cho biết tình hình chi tiêu của Mỹ “có vẻ tồi tệ hơn nhiều so với những gì tôi tưởng tượng 10 năm trước”. Nhà đầu tư huyền thoại này nói rằng vấn đề lớn nhất mà Mỹ đang phải đối mặt là các quyền lợi đang cạn kiệt như An sinh xã hội, Bảo hiểm y tế và Trợ cấp y tế, những thứ nếu không bị cắt giảm hôm nay thì sẽ phải bị cắt giảm trong tương lai.
Trong những tuần tới, áp lực giảm sẽ luôn thường trực với chỉ số Dow Jones do vấn đề trần nợ của Mỹ.