Vì sao vàng lại có giá trị cao đến thế? Hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là một bước đệm quan trọng cho bạn trong thị trường vàng, dù kinh nghiệm của bạn ở mức độ nào đi nữa. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đào sâu vào 7 nguyên nhân chính khiến vàng có giá trị cao và luôn là một trong những lựa chọn đầu tư hàng đầu.
Mục lục:
- Nhân tố kinh tế
- Ý nghĩa lịch sử
- Tính chất lý-hóa của vàng
- Tính khan hiếm và chi phí khai thác
- Giá trị văn hóa và tính biểu tượng
- Tài sản đầu tư và dự trữ
- Ứng dụng trong công nghệ và công nghiệp
- 10 quốc gia sản xuất vàng nhiều nhất trong năm 2024 và các thông tin thú vị
- Vì sao nhiều người chọn giao dịch vàng?
- Làm thế nào để bắt đầu giao dịch vàng?
- Nhân tố nào ảnh hưởng đến giá vàng?
- Thực hành giao dịch vàng thông qua tài khoản demo
Nhân tố kinh tế
Vàng là một lựa chọn được ưa chuộng trong các thời kỳ kinh tế khó khăn. Khi giá thành tăng cao hay khi thị trường giảm sút, mọi người sẽ đầu tư vào vàng vì nó có tính ổn định – giá trị không thay đổi, trong khi các mảng đầu tư khác có thể đang rớt giá. Đây là một phương pháp cực kỳ hữu hiệu nhằm phòng ngừa hiện tượng tăng giá cả (lạm phát) và đồng tiền mất giá. Vì thế, vàng là một lựa chọn đáng tin cậy để bảo vệ các khoản đầu tư của bạn trong những thời điểm bất định.
Ví dụ: Vào đợt khủng hoảng tài chính 2008, giá vàng tăng mạnh do có quá nhiều người tìm kiếm cách thức đầu tư ổn định. Tương tự, trong các thời kỳ lạm phát cao, như hồi thập niên 1970, giá vàng cũng tăng chóng mặt vì ai cũng muốn trữ tài sản.
Ý nghĩa lịch sử
Vàng là một kim loại được trân quý từ thời cổ đại. Người Ai Cập thời xưa dùng nó trong các nghi lễ chôn cất, họ đặt các hiện vật bằng vàng trong mộ các pharaoh để thể hiện sự giàu sang và địa vị trong thế giới bên kia. Tại thành Rome cổ đại, các đồng tiền vàng được dùng như đơn vị tiền tiêu chuẩn cho việc giao thương và thống kê tài sản. Trong suốt lịch sử nhân loại, vàng luôn là biểu tượng cho quyền lực và một hình thức thể hiện phú quý đáng tin cậy trong rất nhiều nền văn hóa khác nhau. Sự tồn tại vững chắc của vàng trong giao thương toàn cầu cũng như hình thức tích lũy giá trị đã góp phần cho vai trò quan trọng của nó ngày nay.
Ví dụ: Khi hầm mộ của Tutankhamun được phát hiện và khai quật vào năm 1922, người ta đã tìm thấy rất nhiều hiện vật bằng vàng, chứng tỏ tầm quan trọng của vàng trong văn hóa Ai Cập cổ đại. Tương tự, Đế chế La Mã sử dụng đồng tiền vàng để thiết lập một mạng lưới giao thương vững chắc và ổn định nền kinh tế của họ.
Tính chất lý-hóa của vàng
Các tính chất đặc hữu của vàng góp phần cho giá trị cao của nó. Đây là một kim loại cứng cáp nhưng dễ tạo hình và không bị xỉn màu, một lựa chọn lý tưởng để làm trang sức hoặc những vật dụng cần tính bền cao. Tính dẫn điện tuyệt vời của vàng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong ngành điện tử, bảo đảm độ tin cậy của sản phẩm. Khả năng chống ăn mòn của vàng cũng là yếu tố giúp nó tồn tại lâu dài, lý tưởng để tạo ra những sản phẩm đi cùng năm tháng. Hơn nữa, vàng có thể được chế tạo thành các tấm mỏng hoặc sợi nhỏ, mở rộng tính ứng dụng trong nhiều mảng ngành.
Ví dụ: Vì không bị oxy hóa nên vàng là vật liệu ưa chuộng để làm nhẫn cưới, giữ nguyên vẻ đẹp qua năm tháng. Trong ngành điện tử, vàng được sử dụng để làm đầu nối, công tắc, tiếp điểm rơ-le vì nó có thể truyền điện tốt mà không bị ăn mòn.
Tính khan hiếm và chi phí khai thác
Vàng là kim loại hiếm và khó tìm, nên ngày càng trở nên đắt đỏ. Việc khai thác mỏ vàng đòi hỏi rất nhiều tiền của lẫn công sức, phải đầu tư rất nhiều vào công nghệ và nguồn nhân lực, và nó còn có tác hại đến môi trường. Vì đây là tài nguyên tự nhiên có hạn nên giá trị của nó được đẩy lên cao trên toàn thế giới. Quy trình phát hiện và khai thác vàng cực kỳ phức tạp và tốn kém càng khẳng định sự khan hiếm của nó, vì phải có công nghệ tiên tiến và lùng sục trên diện rộng thì mới mong tìm ra mỏ vàng mới.
Ví dụ: Grasberg thuộc Indonesia là một trong những mỏ vàng lớn nhất thế giới với số tiền đầu tư khổng lồ cho cơ sở hạ tầng và nhân công. Chi phí khai thác đắt đỏ là một tác nhân lớn khiến giá vàng cao.
Giá trị văn hóa và tính biểu tượng
Nhiều nền văn hóa trên khắp thế giới xem trọng giá trị của vàng. Ta có thể thấy nó xuất hiện trong các nghi lễ tôn giáo và tập quán văn hóa, vẻ đẹp và tính khan hiếm của nó là đại diện cho sự tinh khiết, thịnh vượng và địa vị. Ý nghĩa mang tính biểu tượng này càng khiến nhiều người muốn sở hữu vàng hơn. Khi đã là một phần của truyền thống và phong tục khắp địa cầu, sức hút của vàng càng được săn đón và nhu cầu luôn ở mức cao.
Ví dụ: Ở Ấn Độ, vàng là yếu tố không thể thiếu trong nghi lễ cưới hỏi, tượng trưng cho sự phát đạt và tài vận. Tương tự, trong dịp Tết Nguyên Đán, người Trung Hoa tặng vàng cho nhau như lời chúc phúc lộc cho năm mới.
Tài sản đầu tư và dự trữ
Vàng là nhân tố trọng yếu trong nguồn dự trữ quốc gia và được xem là một phương thức đầu tư an toàn. Các ngân hàng trung ương và nhà đầu tư cá nhân thường mua vàng để phân bổ rủi ro (đa dạng hóa danh mục đầu tư) và là phao cứu sinh trong những thời kì biến động kinh tế (đầu tư phòng ngừa rủi ro). Nhờ tính dễ dàng giao dịch và được chấp thuận trên toàn cầu mà vàng trở thành một loại tài sản được ưa chuộng. Các ngân hàng trung ương trên thế giới đều trữ nhiều vàng để giúp kinh tế ổn định và tăng uy tín.
Ví dụ: Mỹ là quốc gia có lượng dự trữ vàng lớn nhất, khoảng hơn 8.000 tấn. Những nước như Đức và Trung Quốc cũng nắm giữ một lượng vàng đáng kể, xem đây là chiến lược tài chính quốc gia.
Ứng dụng trong công nghệ và công nghiệp
Vàng không chỉ dùng để chế tác trang sức và đầu tư. Nó đóng vai trò quan trọng trong ngành sản xuất và công nghệ, nhất là mảng điện tử và thiết bị y tế. Khả năng dẫn điện và chống gỉ của vàng cũng là nhân tố khiến nó có tính ứng dụng trong mảng công nghệ cao. Nhu cầu sử dụng trong các ngành này khiến cho vàng luôn được săn đón. Từ các dụng cụ y tế đòi hỏi độ chính xác cao cho đến các phụ kiện điện tử tân tiến, tầm quan trọng của vàng trong công nghệ hiện đại khẳng định giá trị vững vàng của nó trong thế giới công nghiệp.
Ví dụ: Mạch điện trong điện thoại thông minh được làm từ vàng do khả năng dẫn điện và chống gỉ tuyệt vời của kim loại này. Trong ngành y dược, các hạt nano bằng vàng được sử dụng trong một vài phương thức chữa trị ung thư và xét nghiệm chẩn đoán nhất định.
10 quốc gia sản xuất vàng nhiều nhất trong năm 2024 và các thông tin thú vị
Công tác sản xuất vàng chỉ tập trung ở một vài quốc gia trên thế giới. Trong năm 2024, các quốc gia sản xuất được nhiều vàng nhất bao gồm Trung Quốc, Úc, Nga, Mỹ, Canada, Peru, Nam Phi, Uzbekistan, Mexico và Brazil. Những nước này đều có trữ lượng vàng lớn và công nghệ khai thác tiên tiến.
Thứ hạng | Quốc gia | Sản lượng vàng (tấn) | Thông tin thú vị |
1 | Trung Quốc | 420 | Trung Quốc đã nắm giữ lượng vàng sản xuất lớn nhất thế giới trong suốt hơn một thập kỷ. |
2 | Úc | 330 | Úc sở hữu khối vàng tự nhiên lớn nhất từng được tìm thấy, với tên gọi “Welcome Stranger”. |
3 | Nga | 310 | Trữ lượng vàng của Nga hiện đang đứng thứ nhì thế giới. |
4 | Mỹ | 200 | Cơn sốt vàng lớn đầu tiên tại Mỹ diễn ra ở bang Georgia vào năm 1828. |
5 | Canada | 180 | Cơn sốt vàng Klondike ở Canada vào cuối thập niên 1890 đã thu hút hơn 100.000 người đổ về. |
6 | Peru | 150 | Peru là nước sản xuất vàng nhiều nhất tại Nam Mỹ. |
7 | Nam Phi | 140 | Nam Phi đã từng là nước sản xuất nhiều vàng nhất thế giới. |
8 | Uzbekistan | 120 | Muruntau ở Uzbekistan là một trong những mỏ vàng lớn nhất thế giới. |
9 | Mexico | 110 | Sản lượng vàng của Mexico đã tăng đáng kể trong 10 năm trở lại đây. |
10 | Brazil | 100 | Cơn sốt vàng tại Brazil vào thập niên 1980 đã thúc đẩy sự hình thành và phát triển của nhiều thị trấn khai thác vàng. |
Vì sao nhiều người chọn giao dịch vàng?
Giao dịch vàng mang lại nhiều lợi thế cho người giao dịch lẫn nhà đầu tư. Sau đây là một vài lợi ích chính yếu của hoạt động giao dịch vàng:
Tài sản trú ẩn an toàn: Vàng thường là lựa chọn an toàn và có tính ổn định trong những giai đoạn kinh tế bất ổn. Khi những khoản đầu tư khác có thể đang lỗ, giá vàng lại thường sẽ giữ nguyên hoặc tăng lên, nên luôn được tin tưởng.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Bổ sung vàng vào danh mục đầu tư là cách để giảm thiểu rủi ro chung. Xu hướng giá vàng thường đối nghịch với cổ phiếu và trái phiếu, giúp cân bằng các khoản đầu tư của bạn và nguy cơ lỗ của cả danh mục.
Tính thanh khoản cao: Thị trường vàng tạo điều kiện cho hoạt động mua và bán nhanh chóng, và tính thanh khoản cao giúp các nhà giao dịch có thể vào và thoát vị thế kịp thời như mong muốn.
Tiềm năng sinh lời: Giá vàng luôn dao động, tạo thời cơ sinh lời cho các nhà giao dịch. Họ có thể kiếm tiền từ các bước thay đổi giá này bằng cách mua thấp – bán cao vào đúng thời điểm.
Làm thế nào để bắt đầu giao dịch vàng?
Khởi động hành trình giao dịch vàng thật ra dễ hơn bạn tưởng tượng, nhất là thông qua dịch vụ do ATFX cung cấp. Sau đây là hướng dẫn từng bước đơn giản để giúp bạn bắt đầu:
Bước 1: Truy cập trang web ATFX Gold Trading.
Bước 2: Mở một tài khoản thực. Nếu bạn chỉ mới tìm hiểu về giao dịch vàng, hãy bắt đầu với tài khoản demo trước để có cơ hội thực hành với nguồn vốn ảo trị giá 50.000 USD.
Bước 3: Bắt đầu giao dịch.
Bước 4: Theo dõi và quản lý các giao dịch của mình.
Nhân tố nào ảnh hưởng đến giá vàng?
Giá vàng chịu ảnh hưởng của một vài tác nhân, bao gồm điều kiện kinh tế toàn cầu, giá tiền tệ, sự kiện địa chính trị, cán cân cung-cầu, lãi suất và hành vi nhà đầu tư. Việc hiểu rõ những tác nhân này sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định sáng suốt hơn.
Điều kiện kinh tế toàn cầu
Vàng là một tài sản trú ẩn an toàn được ưa chuộng trong thời kỳ bất ổn hoặc suy thoái kinh tế, dẫn đến giá cả leo thang. Tuy nhiên, trong thời kỳ ổn định, giá vàng có thể giảm vì các nhà đầu tư mong muốn có được lợi tức cao hơn từ nguồn khác.
Hành vi nhà đầu tư
Tâm lý thị trường và hành vi nhà đầu tư, bao gồm hoạt động đầu cơ và thay đổi danh mục, có thể định hình giá vàng. Khi các nhà đầu tư tổ chức có động thái mua hoặc bán hàng loạt cũng có thể ảnh hưởng đến toàn thị trường.
Ví dụ: Trong đợt khủng hoảng tài chính năm 2008, nhu cầu mua vàng làm tài sản trú ẩn an toàn tăng mạnh, khiến giá vàng nhảy vọt.
Giá trị đồng tiền
Đồng đô-la Mỹ ảnh hưởng mạnh đến giá vàng. Khi đô-la giảm, thì người mua ở nước ngoài sẽ dễ mua vàng hơn, khiến nhu cầu tăng và giá vàng lại tăng. Ngược lại, khi USD tăng giá thì nhu cầu mua vàng có thể giảm, làm giá vàng giảm theo.
Sự kiện địa chính trị
Chiến tranh và bất ổn chính trị có thể thúc đẩy nhu cầu mua vàng làm tài sản bảo đảm, khiến giá vàng leo thang.
Quan hệ cung – cầu
Khó khăn trong việc tìm mỏ vàng mới và giá khai thác cao làm nguồn cung trở nên hạn hẹp. Những yếu tố như mức tiêu thụ trang sức, ứng dụng công nghệ và nhu cầu đầu tư ảnh hưởng rất lớn đến giá vàng.
Ví dụ: Việc sử dụng vàng tăng mạnh trong công nghệ và điện tử đã thúc đẩy nhu cầu mua vàng, làm tài sản này tăng giá.
Lãi suất
Giá vàng thường sẽ có xu hướng biến động đối nghịch với lãi suất. Lãi suất cao nghĩa là mức lời khi trữ vàng sẽ không nhiều, khiến nhu cầu giảm sút, và giá vàng cũng giảm theo. Lãi suất thấp khiến hoạt động trữ vàng trở nên hấp dẫn, từ đó giá vàng lại tăng.
Thực hành giao dịch vàng thông qua tài khoản demo
Nếu bạn chưa sẵn sàng giao dịch vàng, hãy cân nhắc tạo tài khoản demo, với nguồn vốn ảo trị giá 50.000 USD. Đây là cơ hội để bạn áp dụng kiến thức giao dịch mà không phải chịu rủi ro tài chính.
Ví dụ, bạn thực hiện một giao dịch và bị lỗ 500 USD. Nếu sử dụng tài khoản demo thì khoản lỗ này chỉ là ảo, giúp bạn rút ra một bài học giá trị mà không bị mất tiền thật. Thiết kế của nền tảng giao dịch demo của ATFX cũng tương tự như với tài khoản thực, giúp người dùng làm quen với mọi công cụ và tính năng trước khi chuyển qua hoạt động giao dịch thực.