Hợp đồng chênh lệch và Hợp đồng tương lai: 9 điểm khác nhau và 6 điểm giống nhau – Hình thức nào phù hợp với bạn?
CFD là gì?
Hợp đồng chênh lệch, hay gọi tắt là CFD – Contract for Differences, là một kiểu giao dịch phái sinh trong đó các nhà đầu tư kiếm lời từ biến động giá tăng lẫn giảm trong các thị trường tài chính toàn cầu thay đổi liên tục. Không bắt buộc phải sở hữu tài sản cơ sở, người giao dịch CFD chỉ mua hoặc bán đơn vị đại diện của một công cụ nhất định, tùy vào suy đoán của họ liệu giá sẽ tăng hoặc giảm trong tương lai.
Ví dụ:
Giả sử bạn kỳ vọng giá cổ phiếu của Công ty X sẽ tăng. Thay vì mua trực tiếp cổ phiếu của họ, bạn sẽ mở một vị thế mua (long) CFD. Nếu giá cổ phiếu thật sự tăng, bạn có thể bán CFD đó với giá cao hơn, kiếm lời từ mức chênh lệch (trừ đi chi phí).
Futures là gì?
Hợp đồng tương lai (Futures) là hình thức hợp đồng chuẩn hóa để mua hoặc bán một tài sản nhất định ở một mức giá xác định trước vào một thời điểm cụ thể trong tương lai. Hình thức giao dịch này được tìm thấy trên các sàn môi giới Hợp đồng tương lai, bao gồm hàng hóa, tiền tệ và các công cụ tài chính khác.
Ví dụ:
Một người nông dân muốn giữ giá bán lúa mì của mình sau khi thu hoạch trong 6 tháng tới. Người này có thể tận dụng Hợp đồng tương lai, thỏa thuận sẽ bán lúa mì ở một mức giá cụ thể, để phòng trường hợp giá thành lúa mì giảm khi đến đợt thu hoạch.
9 điểm khác nhau giữa CFD và Futures
Đặc điểm | Hợp đồng chênh lệch (CFD) | Hợp đồng tương lai (Futures) |
Thời hạn | Không có thời hạn cố định, nên thời lượng giao dịch linh hoạt. | Có thời hạn cố định, đòi hỏi các nhà giao dịch phải quyết định đóng hoặc gia hạn vị thế vào một ngày cụ thể. |
Kích thước hợp đồng | Có kích thước linh hoạt, cho phép giao dịch với số vốn ít hơn. | Sàn môi giới sẽ quy định kích thước chuẩn hóa, thường đi kèm với mức đầu tư tối thiểu cao hơn. |
Cách thức giao dịch | Giao dịch phi tập trung (OTC), trực tiếp giữa hai bên mà không cần sự giám sát của sàn giao dịch. | Giao dịch trên các sàn tập trung để bảo đảm tính minh bạch và giảm rủi ro đối tác. |
Định giá | Giá cả được xác định bởi nhà môi giới, dựa vào giá thị trường của tài sản cơ sở. | Giá được xác định bởi mức cung-cầu trên sàn giao dịch. |
Chi phí | Các nhà giao dịch phải cân nhắc chi phí qua đêm (swap) đối với các vị thế giữ qua hơn một ngày. | Các nhà giao dịch sẽ trả phí giao dịch và phí hoa hồng cho nhà môi giới, nhưng không phải chịu các khoản phí qua đêm. |
Độ tiếp cận thị trường | Cho phép tiếp cận với nhiều thị trường, trong đó có cổ phiếu, chỉ số, Forex và hàng hóa. | Thường chỉ hạn chế ở thị trường hàng hóa, Hợp đồng tương lai tài chính (như chỉ số và trái phiếu), và Hợp đồng tương lai tiền tệ. |
Quy định | Ít chuẩn hóa hơn do bản chất phi tập trung, áp dụng quy định khác nhau tùy vào từng quốc gia. | Được quản lý chặt chẽ với các cơ chế chuẩn hóa tương tự nhau trên mọi sàn giao dịch toàn cầu. |
Quản trị rủi ro | Có lệnh cắt lỗ và chốt lời, nhưng rủi ro đối tác lại cao do không có một trung tâm thanh toán bù trừ. | Các sàn giao dịch Hợp đồng tương lai có một trung tâm thanh toán bù trừ, giúp giảm thiểu rủi ro đối tác. Các quy định về mức ký quỹ và giá thanh toán cuối ngày cũng giúp quản lý rủi ro. |
Đối tượng đầu tư phù hợp | Thích hợp với các nhà giao dịch ngắn hạn, mong muốn có sự linh hoạt và tận dụng đòn bẩy. | Thích hợp hơn cho các nhà đầu tư là tổ chức hoặc những ai đang tìm kiếm phương thức phòng ngừa rủi ro dài hạn, nhờ có tính minh bạch cao và các kỳ hạn cố định. |
Ví dụ:
Hợp đồng chênh lệch: Một nhà giao dịch cá nhân mong muốn kiếm lời từ biến động giá cổ phiếu của Tesla, nhưng lại không muốn bỏ tiền mua cổ phiếu trực tiếp hoặc phải lo lắng về ngày đáo hạn. Người này có thể giao dịch Hợp đồng chênh lệch với một nhà môi giới, chọn một vị thế đại diện cho một phần giá cổ phiếu của Tesla.
Hợp đồng tương lai: Một công ty năng lượng muốn chốt giá dầu thô trước tình cảnh thị trường biến động, và phòng ngừa nguy cơ giá xăng dầu tăng lên. Công ty này có thể sử dụng Hợp đồng tương lai, thỏa thuận mua một khối lượng dầu thô nhất định, ở mức giá xác định trước vào một ngày cụ thể trong tương lai, nhằm bảo đảm rằng họ có thể quản lý được chi phí xăng dầu dù thị trường có tăng hay giảm.
Hãy chọn nhà môi giới ATFX
ATFX cung cấp nhiều hình thức giao dịch, trong đó có cả CFD và Futures. ATFX được biết đến với mức chênh lệch giá cạnh tranh, giao diện thân thiện với người dùng, và tuân thủ nghiêm ngặt quy định quản lý FCA. Đây là một lựa chọn phù hợp và đáng tin cậy đối với rất nhiều nhà giao dịch. Tìm hiểu thêm về ATFX.
6 điểm giống nhau giữa CFD và Futures
Bản chất phái sinh
Cả CFD và Futures đều là hợp đồng phái sinh, nghĩa là giá trị của nó dựa vào biến động giá của tài sản cơ sở, trong đó có hàng hóa, cổ phiếu, chỉ số và tiền tệ. Bản chất này cho phép nhà giao dịch kiếm lời mà không phải sở hữu tài sản thật.
Đòn bẩy và Ký quỹ
Giao dịch ký quỹ và có đòn bẩy khá phổ biến đối với CFD và Futures, cho phép các nhà giao dịch nắm giữ các vị thế lớn với số tiền vốn ít hơn. Hình thức này giúp tăng tiền lời gấp nhiều lần nhưng cũng gia tăng nguy cơ thiệt hại.
Ví dụ:
Một nhà giao dịch đang có 10.000 USD trong tài khoản và có thể dùng đòn bẩy để giao dịch một vị thế trị giá 100.000 USD trên thị trường dầu, thông qua CFD hoặc Futures. Nếu thị trường biến động 1% theo hướng có lợi, người này có thể kiếm được 1.000 USD. Tuy nhiên, nếu thị trường di chuyển không có lợi thì số tiền họ mất đi cũng sẽ cực lớn.
Độ tiếp cận thị trường
Cả hai loại hình CFD và Futures đều cho phép bạn tiếp cận được nhiều thị trường trên thế giới và cơ hội kiếm lời từ chúng. Chúng không những bao gồm hàng hóa, mà còn có cổ phiếu, chỉ số, tiền tệ, v.v.
Đầu cơ và Phòng ngừa rủi ro
Cả hai công cụ này đều có thể được vận dụng để đầu cơ và phòng ngừa rủi ro. Các nhà giao dịch đầu cơ vào thay đổi giá trong tương lai để kiếm lời, còn các nhà đầu tư và công ty tận dụng chúng để phòng ngừa rủi ro tổn thất từ các danh mục đầu tư hoặc hoạt động kinh doanh khác.
Ví dụ:
Một hãng hàng không có thể dùng Hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro tăng giá xăng dầu, trong khi đó một nhà giao dịch tiền tệ có thể dùng Hợp đồng chênh lệch để kiếm lời từ biến động trên thị trường Forex.
Rủi ro
Rủi ro lỗ lớn và tiềm năng lời nhiều đều tồn tại trong cả hình thức giao dịch CFD và Futures. Việc sử dụng đòn bẩy có thể giúp tăng mức lời và lỗ gấp nhiều lần so với số tiền vốn đầu tư ban đầu.
Công tác quản lý
Cả hai hình thức CFD và Futures đều chịu hình thức quản lý nhất định, nhưng sẽ khác nhau tùy thuộc vào quốc gia sở tại và kiểu công cụ. Mục tiêu của công tác quản lý này là để bảo vệ người tham gia thị trường và bảo đảm công bằng trong hoạt động giao dịch.
4 ưu điểm và 3 nhược điểm của CFD và Futures
Cả hai hình thức đều mang đến lợi ích và hạn chế đặc thù đối với nhà giao dịch và nhà đầu tư. Việc nắm rõ chúng sẽ giúp đưa ra các quyết định sáng suốt, phù hợp với mục tiêu giao dịch, mức chịu rủi ro và chiến lược thị trường của từng đối tượng.
4 ưu điểm của CFD
Linh hoạt về kích thước giao dịch: CFD cho phép bạn giao dịch với mức vốn thấp hơn Hợp đồng tương lai, phù hợp với nhà đầu tư cá nhân.
Không có thời hạn: Không như Hợp đồng tương lai, CFD không có ngày đáo hạn, tạo điều kiện giữ các vị thế dài hạn mà không cần gia hạn hợp đồng.
Tiếp cận được các thị trường toàn cầu: CFD là cánh cửa để bạn bước vào rất nhiều thị trường toàn cầu, như chứng khoán, Forex, hàng hóa, chỉ số, tất cả trên cùng một nền tảng duy nhất.
Khả năng thực hiện mua & bán dễ dàng: Các nhà giao dịch có thể dễ dàng chọn lựa vị thế mua hoặc bán và kiếm lời khi giá tăng lẫn giảm.
3 nhược điểm của CFD
Chi phí qua đêm: Khi giữ một vị thế CFD mở qua đêm, bạn sẽ chịu chi phí bổ sung, và đôi khi nó sẽ tích lũy dần, nhất là đối với các vị thế dài hạn.
Rủi ro đối tác: Vì CFD được giao dịch phi tập trung, nên sẽ có những rủi ro liên quan đến tính ổn định tài chính của nhà môi giới. Hãy luôn kiểm tra xem liệu nhà môi giới có được cấp phép và quản lý chính thức hay không, nhằm giảm thiểu rủi ro. Hãy cân nhắc chọn ATFX vì đây là một nhà môi giới đáng tin cậy, tuân thủ nghiêm ngặt mọi quy định quản lý và có tính ổn định tài chính cao.
Thiếu tính sở hữu: Các nhà giao dịch CFD không sở hữu tài sản cơ sở nên bị hạn chế về một số lợi ích, như quyền biểu quyết khi giao dịch trong mảng cổ phiếu.
Ví dụ:
Một nhà giao dịch cá nhân dùng CFD để kiếm lời từ biến động giá cổ phiếu Apple mà không mua trực tiếp cổ phiếu. Người này chỉ nắm giữ một vị thế đại diện cho một phần giá trị của cổ phiếu, do đó mới có mức đòn bẩy cao. Nhưng nếu người này giữ vị thế mở qua vài tháng, chi phí qua đêm cộng dồn sẽ khiến số tiền lời của họ giảm đáng kể.
4 ưu điểm của Hợp đồng tương lai
Tính chuẩn hóa: Hợp đồng tương lai được chuẩn hóa, giúp quy trình giao dịch đơn giản hơn và gia tăng tính thanh khoản.
Không tính phí qua đêm: Không như CFD, các vị thế Hợp đồng tương lai sẽ không chịu các khoản phí qua đêm.
Cơ hội đầu tư phòng ngừa rủi ro: Hợp đồng tương lai rất lý tưởng để phòng ngừa rủi ro giá biến động bất lợi ở nhiều thị trường khác, là một phương cách quản trị rủi ro hiệu quả.
Công tác quản lý: Hợp đồng tương lai được giao dịch trên các sàn được quản lý, với tính minh bạch cao và giúp giảm thiểu rủi ro đối tác.
3 nhược điểm của Hợp đồng tương lai
Nguy cơ lỗ nặng: Việc sử dụng đòn bẩy có thể khiến bạn chịu tổn thất nặng nề, song song với tiềm năng lời cao.
Kích thước hợp đồng hạn chế hơn: Tính chuẩn hóa của Hợp đồng tương lai khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ khó tiếp cận với loại hình này hơn.
Thời hạn: Hợp đồng tương lai có ngày đáo hạn nhất định, đòi hỏi nhà giao dịch phải gia hạn vị thế nếu muốn giữ chân trong thị trường, và quy trình này có thể sẽ phức tạp và tốn kém.
Ví dụ:
Một nhà sản xuất nông nghiệp dùng Hợp đồng tương lai để chốt giá vụ thu hoạch ngô, phòng hờ trường hợp rớt giá trong tương lai. Dù hành động này bảo đảm giá bán, đơn vị này vẫn phải giữ hợp đồng cho đến ngày đáo hạn, hoặc chọn gia hạn, đòi hỏi họ phải cân nhắc kỹ lưỡng các lựa chọn và có thể sẽ chịu chi phí bổ sung.
Lựa chọn giữa CFD và Futures
Yếu tố cần cân nhắc | Hợp đồng chênh lệch (CFD) | Hợp đồng tương lai (Futures) |
Mục tiêu đầu tư | Phù hợp với các giao dịch đầu cơ hoặc phòng ngừa rủi ro trong ngắn-trung hạn, lý tưởng cho những nhà giao dịch đang tìm kiếm sự linh hoạt và cơ hội kiếm tiền từ cả xu hướng tăng lẫn giảm giá. | Phù hợp hơn với việc đầu cơ hoặc phòng ngừa rủi ro trong dài hạn, được các nhà giao dịch hoặc tổ chức ưa chuộng vì định giá minh bạch và có thể mở các vị thế lớn hơn. |
Mức chịu rủi ro | Đòn bẩy cao, gia tăng cả lợi nhuận lẫn thua lỗ, dễ thu hút các nhà giao dịch với mức chịu rủi ro cao hơn. | Vẫn an toàn hơn vì được thực hiện trên các sàn chứng khoán được quản lý. Dù có đòn bẩy nhưng có tính bảo mật từ các sàn được quản lý, phù hợp hơn với những đối tượng có mức chịu rủi ro trung bình. |
Kiến thức thị trường | Đòi hỏi bạn phải nắm bắt cơ chế hoạt động và rủi ro đặc thù của thị trường phi tập trung, bao gồm cả rủi ro đối tác. | Đòi hỏi kiến thức về các thị trường Hợp đồng tương lai, giá thanh toán cuối ngày, và đặc điểm riêng của các loại hàng hóa hoặc tài sản. |
Năng lực tài chính | Cho phép giao dịch ký quỹ với mức vốn ít hơn do có kích thước hợp đồng linh hoạt, giúp các nhà giao dịch cá nhân tiếp cận dễ dàng. | Đòi hỏi cam kết vốn lớn hơn do kích thước hợp đồng đã được chuẩn hóa, nên sẽ phù hợp hơn với nhà đầu tư tổ chức hoặc cá nhân có nguồn vốn dồi dào. |
Ví dụ | Nhà giao dịch A đang để ý đến cổ phiếu công nghệ và muốn giao dịch biến động ngắn hạn, anh ta nhận ra rằng CFD là hình thức lý tưởng nhờ vào tính linh hoạt và yêu cầu số vốn thấp hơn. | Nhà giao dịch B có danh mục đầu tư bao gồm hàng hóa nông nghiệp, nên đã tận dụng Hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro biến động giá ở các thị trường này, hưởng lợi từ việc định giá minh bạch và công tác quản lý đáng tin cậy. |
Thông tin thú vị | Khối lượng giao dịch CFD mỗi ngày trên toàn cầu lên đến hàng tỉ hợp đồng, cho thấy mức độ phổ biến của nó trong cộng đồng giao dịch cá nhân. | Khối lượng giao dịch hàng ngày trên các sàn lớn như CME lên đến hàng triệu hợp đồng, khẳng định tính thanh khoản cũng như quy mô của hình thức này. |
Thực hành giao dịch CFD và Futures bằng tài khoản demo
Nếu bạn chưa sẵn sàng giao dịch CFD hoặc Futures thực, chúng tôi có cung cấp tài khoản demo với nguồn quỹ ảo 50.000 USD, cho phép bạn thực hành kiến thức của mình mà không phải chịu rủi ro tài chính.
Ví dụ, một người thực hiện một giao dịch mà trên thực tế sẽ lỗ 500 USD. Nhưng với tài khoản demo, khoản thiệt hại này chỉ là ảo, và cho bạn một bài học đắt giá mà không phải chịu tổn thất bằng tiền thật. Nền tảng giao dịch demo của ATFX có thiết kế tương tự như tài khoản thực, giúp người dùng làm quen với các công cụ và tính năng trước khi chuyển qua giao dịch thực.