Trong những năm gần đây, công nghệ Blockchain ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư bởi tiềm năng của nó trong việc chuyển đổi nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Một trong những ứng dụng quan trọng nhất của Blockchain chính là tiền mã hóa và nó đã trở thành loại hình đầu tư vô cùng phổ biến. Đó cũng là lý do vì sao nhiều nhà đầu tư hiện đang tìm cách đầu tư vào Blockchain. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách đầu tư vào Blockchain, đồng thời nêu rõ các lợi ích và rủi ro của từng phương pháp.
Nội dung
1. Blockchain là gì và Blockchain hoạt động như thế nào?
2. Tại sao nên đầu tư vào Blockchain?
3. 12 cách đầu tư vào Blockchain
4. 8 mẹo khi đầu tư vào Blockchain
6. Nâng cao kiến thức bằng cách mở tài khoản demo
Blockchain là gì và Blockchain hoạt động như thế nào?
Blockchain là công nghệ chuỗi – khối, cho phép ghi nhận các giao dịch một cách an toàn và minh bạch, giống như cuốn sổ cái kế toán của một công ty. Mỗi giao dịch được xác minh bởi một mạng máy tính xác thực cùng với dữ liệu và sẽ được lưu trữ trong một hệ thống phi tập trung. Giao dịch đã được ghi lại trên Blockchain sẽ không thể chỉnh sửa do đó không thể làm giả giao dịch. Nhờ vậy sẽ đảm bảo sự tin cậy và minh bạch giữa các bên, khiến Blockchain trở thành công nghệ lý tưởng có thể áp dụng cho nhiều ngành công nghiệp.
Tại sao nên đầu tư vào Blockchain?
Đầu tư vào công nghệ Blockchain nghĩa là sở hữu cơ hội “ngàn năm có một” để phát triển và đổi mới lâu dài. Sau đây là một số lý vì sao nên đầu tư vào Blockchain:
Công nghệ Blockchain cung cấp tính năng bảo mật nâng cao, minh bạch và hiệu quả trong giao dịch.
Nhiều ngành hiện đang đưa vào ứng dụng Blockchain, chẳng hạn như tài chính, chăm sóc sức khỏe và quản lý chuỗi cung ứng.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư bằng các khoản đầu tư Blockchain có thể giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro.
Đầu tư vào công nghệ Blockchain có khả năng đem lại lợi nhuận đáng kể.
Công nghệ Blockchain ngày càng trở nên phổ biến, trở thành cơ hội đầu tư đầy hứa hẹn nếu hướng tới tăng trưởng trong dài hạn.
12 cách đầu tư vào Blockchain
Có nhiều cách đầu tư vào công nghệ Blockchain, tuy nhiên mỗi cách đều có lợi ích và rủi ro khác nhau.
Mua tiền mã hóa:
Đây là hoạt động mua các loại tiền mã hóa như Bitcoin, Ethereum hoặc Litecoin trên một sàn giao dịch tiền mã hóa. Những loại tiền mã hóa này được lưu trữ trong ví điện tử và giá trị của chúng được xác định bởi cung và cầu của thị trường.
Lợi ích:
Có thể mang lại lợi nhuận cao.
Tùy chọn đầu tư phi tập trung.
Rủi ro:
Biến động giá lớn.
Thị trường không được điều tiết.
Các mối đe dọa an ninh mạng.
Đầu tư chứng khoán thông qua Blockchain:
Đây là hình thức đầu tư vào các công ty có giao dịch công khai liên quan đến công nghệ Blockchain. Các công ty này có thể tham gia phát triển các giải pháp dựa trên Blockchain, cung cấp dịch vụ tư vấn Blockchain hoặc đầu tư vào các công ty khởi nghiệp Blockchain.
Lợi ích:
Tham gia đầu tư vào một ngành cụ thể và nắm bắt tiềm năng phát triển của ngành đó.
Rủi ro:
Phụ thuộc vào điều kiện thị trường.
Chịu ảnh hưởng từ những thay đổi về mặt pháp lý.
Mức độ cạnh tranh cao.
Đầu tư vào quỹ đầu tư Blockchain:
Đây là loại hình đầu tư vào các quỹ có danh mục đầu tư liên quan đến Blockchain, chẳng hạn như tiền mã hóa, cổ phiếu Blockchain hoặc mã token đại diện cho quyền sở hữu tài sản trên mạng lưới Blockchain.
Lợi ích:
Được tiếp xúc với thị trường Blockchain đa dạng.
Quỹ được quản lý bởi đội ngũ chuyên gia.
Rủi ro:
Tốn chi phí quản lý.
Nguy cơ đầu tư kém hiệu quả.
Thiếu kiểm soát trong đầu tư.
Đầu tư vào hoạt động phát hành tiền mã hóa lần đầu để huy động vốn (ICO):
Là hoạt động đầu tư vào tiền mã hóa được phát hành ra thị trường thông qua ICO. Các nhà đầu tư sẽ nhận được mã token mới đại diện cho khoản đầu tư của mình và giá trị của những mã token này được xác định bởi cung và cầu của thị trường.
Lợi ích:
Có thể mang lại lợi nhuận cao.
Chớp lấy thời cơ đầu tư vào các dự án Blockchain tiên tiến ngay từ giai đoạn đầu.
Rủi ro:
Có nguy cơ gian lận và lừa đảo cao.
Chưa có khuôn khổ pháp lý.
Biến động giá lớn.
Nhà đầu tư có khả năng thua lỗ.
Đào tiền mã hóa:
Đào tiền mã hóa là hoạt động trong đó các giao dịch trên mạng lưới Blockchain được phần cứng máy tính chuyên dụng xác minh và lưu lại. Thợ đào sẽ được trả công bằng chính tiền mã hóa.
Lợi ích:
Có thể mang lại lợi nhuận cao.
Khả năng kiếm thu nhập thụ động từ việc xác thực các giao dịch Blockchain.
Rủi ro:
Tốn chi phí lớn ban đầu cho xây dựng cơ sở vật chất và tiêu hao năng lượng.
Cần có chuyên môn.
Có nguy cơ chịu rủi ro pháp lý.
Lợi nhuận giảm nếu độ khó khai thác tăng lên.
Đầu tư vào bất động sản hoặc các tài sản khác được mã hóa trên Blockchain:
Là hình thức đầu tư vào các tài sản được đại diện bởi mã token trên mạng lưới Blockchain. Những mã token này có thể đại diện cho bất động sản, tác phẩm nghệ thuật hoặc các tài sản có giá trị khác.
Lợi ích:
Tăng tính minh bạch và thanh khoản so với hình thức đầu tư tài sản truyền thống.
Sở hữu một phần tài sản, cho phép đầu tư với quy mô nhỏ hơn.
Có khả năng mang lại lợi nhuận cao hơn so với đầu tư bất động sản truyền thống.
Tiếp cận với cơ hội đầu tư trên toàn cầu.
Rủi ro:
Biến động giá lớn và bất định trong thị trường tiền mã hóa và Blockchain.
Nhiều quy định giám sát hạn chế trong thị trường tài sản được mã hóa.
Gặp rủi ro đến từ gian lận hoặc thiếu sót của nhà phát hành mã token trong việc quản lý.
Thanh khoản hạn chế do tính chất phát triển của thị trường.
Cung cấp các dịch vụ dựa trên Blockchain:
Các dịch vụ này bao gồm phát triển hợp đồng thông minh, tư vấn Blockchain hoặc giao dịch tiền mã hóa. Đây là một cách để đầu tư vào ngành công nghiệp Blockchain đang phát triển mà không cần đầu tư trực tiếp vào tiền mã hóa hoặc cổ phiếu Blockchain.
Lợi ích:
Cơ hội tham gia vào ngành công nghiệp Blockchain đang trên đà phát triển.
Khả năng kiếm thu nhập từ việc cung cấp các dịch vụ có giá trị.
Rủi ro:
Thị trường có tính cạnh tranh cao.
Cần có chuyên môn.
Có nguy cơ chịu rủi ro pháp lý.
Có nguy cơ chịu rủi ro từ nhu cầu hạn chế.
Đầu tư vào các tổ chức vườn ươm và gia tốc Blockchain:
Các tổ chức này cung cấp cho các công ty khởi nghiệp Blockchain nguồn vốn, tài nguyên và đội ngũ cố vấn.
Lợi ích:
Tiếp xúc đa dạng với danh mục đầu tư của các công ty khởi nghiệp Blockchain.
Tiếp cận với đội ngũ chuyên gia cố vấn và nắm bắt các nguồn lực.
Rủi ro:
Nguy cơ cao gặp thất bại khi khởi nghiệp
Bị hạn chế quyền quyết định đầu tư
Có nguy cơ mất khả năng thanh khoản.
ETF Blockchain:
Là các quỹ giao dịch trao đổi (ETF) theo dõi hiệu suất và cổ phiếu của các công ty hoạt động trên nền tảng Blockchain.
Lợi ích:
Đa dạng hóa danh mục đầu tư của các công ty Blockchain.
Điểm vào lệnh tốt so với đầu tư vào cổ phiếu riêng lẻ.
Dễ dàng mua và bán trên các sàn giao dịch lớn.
Rủi ro:
ETF có thể không phản ánh chính xác lợi nhuận của tài sản cơ sở.
Nguy cơ hứng chịu biến động của thị trường và rủi ro liên quan đến nhà quản lý quỹ ETF.
Đầu tư vào các quỹ đầu tư mạo hiểm liên quan đến Blockchain:
Là hoạt động đầu tư vào các công ty khởi nghiệp đang phát triển các giải pháp Blockchain tiên tiến. Đây là lựa chọn đầu tư đòi hỏi nhà đầu tư cần cẩn trọng và thường chỉ dành cho các nhà đầu tư được công nhận.
Lợi ích:
Lợi tức đầu tư tiềm năng cao nếu đầu tư vào các công ty khởi nghiệp Blockchain thành công.
Khả năng tác động đến định hướng của một công ty thông qua đầu tư tích cực.
Cơ hội đầu tư vào các công nghệ đột phá với tiềm năng dài hạn.
Rủi ro:
Có nguy cơ thất bại cao nếu đầu tư vào các công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu.
Hứng chịu rủi ro thanh khoản vì hầu hết các khoản đầu tư mạo hiểm đều có thời gian đầu tư dài hạn.
Hạn chế về mặt thông tin nếu muốn đưa ra quyết định đầu tư.
Đầu tư vào bằng sáng chế Blockchain:
Đầu tư vào bằng sáng chế là hoạt động đầu tư liên quan đến việc xác định và đầu tư vào các bằng sáng chế Blockchain thuộc sở hữu của các công ty hoặc cá nhân.
Lợi ích:
Có tiềm năng thu được lợi nhuận đáng kể nếu bằng sáng chế có giá trị và được lưu hành rộng rãi.
Bảo vệ nhà đầu tư khỏi tính cạnh tranh trong thời hạn bằng sáng chế vẫn còn lưu hành.
Rủi ro:
Khó định giá bằng sáng chế một cách chính xác.
Tốn kém và mất thời gian cho những cuộc chiến pháp lý.
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng Blockchain:
Là hoạt động liên quan đến việc đầu tư vào các công ty cung cấp cơ sở hạ tầng cơ bản cho công nghệ Blockchain, chẳng hạn như khai thác phần cứng, công cụ phát triển phần mềm và giải pháp lưu trữ dữ liệu.
Lợi ích:
Đón nhận tiềm năng phát triển của công nghệ Blockchain mà không cần tham gia trực tiếp vào thị trường tiền mã hóa.
Tiềm năng thu được lợi nhuận ổn định thông qua các dòng doanh thu định kỳ của công ty cung cấp cơ sở hạ tầng.
Rủi ro:
Phụ thuộc vào việc áp dụng công nghệ Blockchain của các doanh nghiệp và cá nhân.
Cạnh tranh giữa các đơn vị cung cấp cơ sở hạ tầng khác nhau.
8 mẹo khi đầu tư vào Blockchain
Nghiên cứu:
Để đầu tư vào Blockchain, bạn cần phải có kiến thức về công nghệ, về ngành và các loại hình đầu tư. Hãy tìm kiếm các nguồn thông tin đáng tin cậy, bao gồm sách trắng, báo cáo nghiên cứu và các nguồn tin tức đáng tin cậy.
Xem xét khả năng chịu rủi ro của bạn:
Đầu tư vào Blockchain có thể là một loại hình đầu tư có tính biến động cao. Do đó, bạn cần tự đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro của mình trước khi đầu tư. Bạn cần xác định mục tiêu đầu tư, thời gian đầu tư và mức độ rủi ro có thể chấp nhận, sau đó chọn các khoản đầu tư phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro của bạn.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư:
Đừng bỏ hết trứng vào một giỏ. Hãy đa dạng hóa danh mục đầu tư của bạn bằng cách đầu tư vào nhóm các tài sản liên quan đến Blockchain, chẳng hạn như tiền mã hóa, cổ phiếu Blockchain và quỹ đầu tư Blockchain. Việc này giúp phân tán rủi ro và gia tăng lợi nhuận tiềm năng của nhà đầu tư.
Lựa chọn các phương án đầu tư uy tín:
Khi đầu tư vào Blockchain, hãy chọn các loại hình đầu tư uy tín, được đảm bảo bởi các công ty đáng tin cậy với thành tích đã được xác minh. Tránh đầu tư vào các ICO chưa được kiểm chứng hoặc tiền mã hóa không chính thống và không có lịch sử giao dịch rõ ràng.
Luôn cập nhật thông tin mới:
Để luôn cập nhật các thông tin mới trong ngành công nghiệp Blockchain đang trên đà phát triển, các nhà đầu tư cần theo kịp những diễn biến, xu hướng và thay đổi về mặt pháp lý mới nhất. Các nhà đầu tư có thể theo dõi các chuyên gia trong ngành trên những phương tiện truyền thông xã hội, tham dự các hội nghị và sự kiện về Blockchain cũng như thường xuyên đọc tin tức trong ngành để cập nhật thông tin.
Cân nhắc đầu tư dài hạn:
Do ngành công nghiệp Blockchain vẫn đang ở giai đoạn đầu, nên dự kiến ngành này sẽ còn phát triển đáng kể trong tương lai. Bạn nên cân nhắc đầu tư vào các tài sản liên quan đến Blockchain có triển vọng tăng trưởng dài hạn để duy trì giá trị gia tăng ổn định theo thời gian.
Sẵn sàng đối mặt với biến động:
Các khoản đầu tư vào Blockchain có thể gặp phải biến động lớn về giá. Hãy chuẩn bị đối mặt với biến động này và tránh đưa ra các quyết định đầu tư cảm tính dựa trên các biến động ngắn hạn của thị trường.
Tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia:
Nếu là nhà đầu tư Blockchain mới, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ cố vấn tài chính hoặc nhà quản lý đầu tư có kinh nghiệm trong ngành. Họ sở hữu kiến thức chuyên môn nên có thể đưa ra những lời khuyên quý báu, giúp bạn có quyết định đầu tư sáng suốt, phù hợp với mục tiêu đầu tư và mức độ chấp nhận rủi ro của bạn.
Kết luận
Tóm lại, đầu tư vào công nghệ Blockchain mang lại cho nhà đầu tư triển vọng tăng trưởng dài hạn và đa dạng hóa danh mục đầu tư. Tuy vậy, nhà đầu tư cần tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng và nắm rõ những rủi ro tiềm ẩn trước khi đầu tư. Blockchain mang lại những lợi ích tiềm năng và trở thành một lựa chọn đầu tư hấp dẫn cho những nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận đáng kể.
Nâng cao kiến thức bằng cách mở tài khoản demo
Nếu muốn nâng cao kiến thức về công nghệ Blockchain trước khi đầu tư số tiền “mồ hôi nước mắt” của mình, bạn nên mở tài khoản demo . Các loại tiền mã hóa hàng đầu, chẳng hạn như Bitcoin , Ethereum và Litecoin , có sẵn trên các nền tảng giao dịch là cơ hội để các nhà đầu tư thực hành các chiến lược khác nhau, đồng thời học hỏi từ các hướng dẫn hoặc tài liệu đào tạo miễn phí được cung cấp sẵn. Hãy mở tài khoản giao dịch demo miễn phí ngay thôi!