Nếu bạn đang quan tâm đến giao dịch CFD thì bài viết này sẽ rất phù hợp với bạn! CFD, hay Hợp đồng chênh lệch, là các công cụ tài chính cho phép nhà giao dịch kiếm lợi nhuận từ biến động giá của một tài sản cơ bản mà không thực sự sở hữu nó. Về cơ bản, đây là một hợp đồng giữa nhà giao dịch và nhà môi giới, trong đó họ đồng ý trao đổi sự chênh lệch trong giá trị của một tài sản từ thời điểm bắt đầu của hợp đồng đến thời điểm kết thúc. Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu cách giao dịch CFD trong 10 bước.
Mục lục:
1. Lựa chọn một nhà môi giới CFD
2. Mở và nạp tiền vào tài khoản giao dịch CFD
3. Chọn thị trường CFD để giao dịch
6. Tìm hiểu về ký quỹ và đòn bẩy trong giao dịch CFD
9. Theo dõi giao dịch CFD và điều chỉnh vị thế
11. Bạn đã sẵn sàng thực hành giao dịch CFD mà không cần sử dụng tiền thật?
Lựa chọn một nhà môi giới CFD
Dưới đây là 4 tiêu chí để lựa chọn một nhà môi giới CFD phù hợp:
Mức độ thân thiện của nền tảng
Một nền tảng thân thiện với người dùng có thể tăng cường đáng kể trải nghiệm giao dịch của bạn. Hãy tìm kiếm một nền tảng sở hữu giao diện trực quan, dễ dàng điều hướng và cung cấp các công cụ kỹ thuật mạnh mẽ. Ví dụ: Tại ATFX, các nhà giao dịch có thể truy cập vào nền tảng Metatrader (MT4) nổi tiếng với thiết kế tập trung vào người dùng và các công cụ kỹ thuật tiên tiến. Nền tảng này đảm bảo các nhà giao dịch có thể dễ dàng truy cập, hiểu và phân tích thông tin thị trường, sau đó thực hiện các hành động cần thiết dựa trên dữ liệu thị trường đó. Tải xuống MT4 ngay hôm nay!
Tìm hiểu thêm về MT4 và hướng dẫn sử dụng.
Tuân thủ quy định
Hãy đảm bảo rằng nhà môi giới của bạn được quản lý bởi cơ quan tài chính uy tín. Điều này sẽ bảo vệ bạn khỏi các hành vi gian lận tiềm ẩn, đồng thời cũng thể hiện rằng nhà môi giới đang xử lý tiền của bạn một cách có trách nhiệm. Hãy lấy ATFX làm ví dụ; nhà môi giới này tuân theo các chỉ thị của Cơ quan Quản lý Tài chính của Anh (FCA) – một cơ quan quản lý được công nhận trên toàn cầu nhằm đảm bảo các công ty như ATFX hoạt động đúng quy định.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng
Một dịch vụ hỗ trợ khách hàng đáng tin cậy có thể vô cùng quý báu, đặc biệt là khi bạn gặp khó khăn. Bạn cần phải cân nhắc tính sẵn có 24/5, sự đa dạng của các phương thức liên hệ, cũng như khả năng phản hồi. Ví dụ: ATFX tự hào về đội ngũ hỗ trợ tận tâm của mình, luôn sẵn sàng xử lý yêu cầu 24/5 qua nhiều kênh liên lạc, đảm bảo các nhà giao dịch luôn được hỗ trợ kịp thời.
Tài liệu về giao dịch
Nhiều nhà môi giới cung cấp các buổi hội thảo trực tuyến, bài viết và hướng dẫn giao dịch vô cùng hữu ích cho người mới bắt đầu. Về khía cạnh này, ATFX là một cái tên nổi bật với bộ tài liệu toàn diện về giao dịch, từ các hội thảo trực tuyến chuyên sâu đến các bài viết chi tiết về chiến lược giao dịch và tin tức thị trường , đáp ứng nhu cầu của cả những người mới và nhà giao dịch có kinh nghiệm.
Khám phá phân loại các nhà môi giới để giúp bạn lựa chọn nhà môi giới phù hợp.
Mở và nạp tiền vào tài khoản giao dịch CFD
ATFX là một nhà môi giới CFD được công nhận trên toàn cầu với nền tảng mạnh mẽ và các tùy chọn giao dịch đa dạng. Dưới đây là hướng dẫn từng bước giúp bạn tạo tài khoản giao dịch:
Truy cập vào trang web ATFX
Hãy bắt đầu bằng cách điều hướng đến trang web ATFX chính thức. Điều này đảm bảo bạn đang truy cập vào một nền tảng hợp pháp chứ không phải một trang web lừa đảo.
Quy trình đăng ký
Nhấp vào nút ‘Mở tài khoản’ hoặc ‘Đăng ký’, thường nằm ở góc trên cùng bên phải.
Điền các thông tin cá nhân cần thiết bao gồm tên, địa chỉ email, số điện thoại và quốc gia cư trú của bạn.
Quy trình xác minh
ATFX yêu cầu xác minh danh tính nhằm tuân thủ các quy định tài chính. Quy trình này thường bao gồm việc tải lên bản sao của giấy tờ tuỳ thân do chính phủ cấp và hóa đơn tiện ích hoặc sao kê ngân hàng gần đây như bằng chứng chứng minh địa chỉ của bạn.
Nạp tiền vào tài khoản giao dịch
ATFX cung cấp nhiều phương thức nạp tiền cho tài khoản giao dịch thực của bạn, bao gồm chuyển khoản ngân hàng, thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ và ví điện tử. Hãy chọn phương thức thuận tiện nhất với bạn.
Truy cập nền tảng giao dịch
Sau khi hoàn tất quá trình đăng ký và xác minh, bạn có thể truy cập nền tảng giao dịch của ATFX. Hãy dành thời gian để làm quen với các tính năng, công cụ và giao diện của nền tảng.
Nhiều nhà môi giới, bao gồm cả ATFX, cung cấp tài khoản demo cho phép bạn thực hành các chiến lược giao dịch bằng tiền ảo trước khi tham gia giao dịch thực. Hãy khám phá cách sử dụng tài khoản demo để nâng cao kỹ năng giao dịch của bạn.
Chọn thị trường CFD để giao dịch
Sau khi nắm vững kiến thức cơ bản về cách giao dịch CFD, bạn có thể bắt đầu lựa chọn thị trường CFD để giao dịch. Điểm hấp dẫn của giao dịch CFD nằm ở tính linh hoạt, cho phép nhà giao dịch tiếp cận một loạt các thị trường khác nhau. Liệt kê dưới đây giúp bạn tìm hiểu và lựa chọn thị trường phù hợp:
Tham gia vào thế giới của các cặp tiền tệ luôn biến đổi, tận dụng sự biến động giữa các loại tiền tệ chính và phụ. Khám phá danh sách 10 loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất .
Tham gia giao dịch các hợp đồng liên quan đến cổ phiếu của các công ty cá nhân từ các sàn giao dịch chứng khoán trên toàn cầu. Bạn cũng có thể quan tâm đến giao dịch CFD cổ phiếu của Hong Kong .
Tham gia giao dịch các biến động thị trường rộng hơn bằng cách giao dịch các chỉ số toàn cầu chính như S&P 500, FTSE 100 hoặc Nikkei 225. Khám phá 6 lý do để giao dịch CFD chỉ số .
Khám phá các tài sản như vàng , dầu hoặc nông sản. Hàng hóa có thể là một cách bảo vệ trước những biến động thị trường.
Khám phá thế giới đầy biến động nhưng nhiều tiềm năng lợi nhuận của tiền điện tử như Bitcoin , Ethereum , Litecoin và nhiều đồng tiền khác. Hãy xem danh sách 10 CFD tiền điện tử hàng đầu .
Hình ảnh trên hiển thị danh sách CFD hàng hóa được cung cấp tại ATFX.
Lựa chọn Mua hoặc Bán
Trong giao dịch CFD, bạn có thể linh hoạt mua (đặt lệnh long) hoặc bán (đặt lệnh short) trên thị trường bạn đã chọn, tùy thuộc vào phân tích và dự đoán thị trường của bạn.
Đặt lệnh long (Mua)
Khi bạn dự đoán giá của một tài sản sẽ tăng, bạn có thể chọn ‘mua’ hoặc ‘long’.
Bằng cách làm như vậy, bạn đang nhắm đến lợi nhuận từ sự tăng giá của tài sản trong tương lai.
Đặt lệnh short (Bán)
Nếu bạn dự đoán giá của một tài sản sẽ giảm, bạn có thể ‘bán’ hoặc ‘short’. Điều này cho phép bạn kiếm được lợi nhuận từ thị trường giảm giá.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
Tin tức thị trường, các chỉ số kinh tế, hiệu quả hoạt động của công ty và các sự kiện địa chính trị đều có ảnh hưởng đến quyết định của một nhà giao dịch về việc đặt lệnh long hay short.
Tìm hiểu về giá CFD
Giá CFD là một khái niệm cơ bản mà mọi nhà giao dịch cần phải hiểu. Nó được xác định bởi nhiều yếu tố khác nhau và có thể ảnh hưởng đến quyết định giao dịch của bạn cũng như lợi nhuận hoặc thua lỗ tiềm năng.
Giá chào mua (giá Bid) và giá chào bán (giá Ask)
Giá bid là mức giá cao nhất mà người mua sẵn sàng trả để mua một tài sản, trong khi giá ask là mức giá thấp nhất mà người bán sẵn sàng chấp nhận để bán tài sản đó.
Chênh lệch giữa hai mức giá này được gọi là chênh lệch giá (spread). Mức chênh lệch này chính là lợi nhuận của nhà môi giới (bên cạnh hoa hồng hoặc các phí khác), vì các nhà giao dịch sẽ mua với giá bid và bán với giá ask.
Ví dụ: Nếu giá bid cho một CFD cổ phiếu là $100 và giá ask là $102 thì mức chênh lệch giá sẽ là $2.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá CFD
Giá thị trường cơ bản: Yếu tố quan trọng nhất. Nếu giá của tài sản cơ bản (ví dụ: cổ phiếu hoặc hàng hóa) tăng thì giá CFD thường cũng sẽ tăng theo.
Biến động thị trường: Vào những thời điểm có biến động thị trường cao, chênh lệch giá có thể cao hơn.
Thanh khoản: Tại những thị trường có tính thanh khoản cao, chênh lệch giá có xu hướng hẹp hơn.
Cung và cầu: Tương tự như bất kỳ thị trường nào, sự thay đổi trong cung và cầu cũng có thể ảnh hưởng đến giá cả.
Các chi phí liên quan khi giao dịch CFD
Chi phí nắm giữ: Nếu bạn giữ một vị thế mở qua đêm, bạn có thể phải chịu chi phí nắm giữ, có thể là một khoản phí hoặc một khoản tín dụng.
Phí hoa hồng: Một số nhà môi giới tính phí hoa hồng cho các giao dịch CFD.
Tìm hiểu về ký quỹ và đòn bẩy trong giao dịch CFD
Ký quỹ và đòn bẩy là những yếu tố quan trọng trong giao dịch CFD, cho phép các nhà giao dịch tối đa hóa mức độ tiếp cận thị trường của họ chỉ với một khoản tiền nạp ban đầu tương đối nhỏ. Tuy nhiên, ký quỹ và đòn bẩy cũng làm gia tăng rủi ro, do đó, các nhà giao dịch cần phải nắm rõ cơ chế hoạt động của chúng. Tìm hiểu thêm về Tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận | 5 Kỹ thuật quản lý rủi ro.
Ký quỹ là gì?
Ký quỹ là khoản tiền nạp ban đầu cần thiết để mở một vị thế CFD. Đó là một phần nhỏ của toàn bộ giá trị giao dịch của bạn.
Có 2 loại ký quỹ chính: Ký quỹ ban đầu (số tiền ký quỹ ban đầu để mở một vị thế) và Ký quỹ duy trì (số tiền tối thiểu cần thiết để giữ một vị thế mở).
Ví dụ: Nếu bạn muốn mở một vị thế CFD tương đương $10.000 và nhà môi giới yêu cầu mức ký quỹ 10%, bạn cần phải nạp $1.000.
Sức mạnh của đòn bẩy
Đòn bẩy cho phép bạn kiểm soát một vị thế lớn hơn với một số tiền tương đối nhỏ. Đòn bẩy được biểu thị dưới dạng tỷ lệ như 10:1, nghĩa là bạn có thể kiểm soát một vị thế lớn hơn 10 lần số tiền nạp của bạn.
Mặc dù đòn bẩy có thể làm tăng lợi nhuận, nhưng nó cũng đi kèm với rủi ro gia tăng thua lỗ.
Ví dụ: Với khoản tiền nạp $1.000 và đòn bẩy 20:1, bạn có thể kiểm soát một vị thế trị giá $20.000. Nếu thị trường biến động 5% theo hướng có lợi cho bạn, bạn sẽ kiếm được $1.000 (lãi 100% trên số tiền nạp của bạn). Tuy nhiên, nếu nó biến động 5% theo hướng ngược lại với dự đoán của bạn, bạn sẽ mất toàn bộ số tiền nạp của mình.
Yêu cầu bổ sung ký quỹ
Nếu số dư tài khoản của bạn giảm xuống dưới mức ký quỹ duy trì do những biến động bất lợi của thị trường, nhà môi giới có thể đưa ra yêu cầu bổ sung ký quỹ, yêu cầu bạn nạp thêm tiền.
Nếu bạn không đáp ứng yêu cầu bổ sung ký quỹ, nhà môi giới có thể đóng vị thế của bạn để hạn chế bất kỳ tổn thất nào thêm.
Ví dụ: Hãy tưởng tượng bạn đang nắm giữ một vị thế CFD với mức ký quỹ duy trì là $500. Tuy nhiên do những biến động của thị trường, số dư tài khoản của bạn giảm xuống còn $450 và dẫn đến yêu cầu bổ sung ký quỹ. Để duy trì vị thế của mình, bạn cần phải nạp thêm tiền vào tài khoản.
Cài đặt lệnh cắt lỗ
Lệnh cắt lỗ là một công cụ quản lý rủi ro quan trọng trong giao dịch CFD. Các giao dịch của bạn sẽ tự động đóng khi thị trường di chuyển không thuận lợi đến một mức xác định trước, giúp hạn chế các khoản lỗ có thể xảy ra.
Tầm quan trọng của lệnh cắt lỗ
Thị trường có thể biến động ngoài tầm kiểm soát. Lệnh cắt lỗ sẽ giúp bạn tránh nắm giữ các vị thế thua lỗ quá lâu, bảo vệ vốn của bạn. Nó mang lại sự an tâm, đặc biệt khi bạn không thể liên tục theo dõi các giao dịch của mình.
Cách xác định mức cắt lỗ
Mức cắt lỗ tuỳ thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro của bạn và phân tích thị trường.
Một số nhà giao dịch sử dụng các chỉ báo kỹ thuật như các mức hỗ trợ và kháng cự để xác định điểm cắt lỗ.
Ví dụ: Hãy tưởng tượng bạn mua một CFD cổ phiếu ở mức $100. Sau khi sử dụng phân tích kỹ thuật, bạn xác định được mức hỗ trợ tại $95. Để bảo vệ khỏi những tổn thất có thể xảy ra, bạn đặt lệnh cắt lỗ của mình ngay dưới mức này ở mức $94,50.
Các loại lệnh cắt lỗ
Lệnh cắt lỗ thường: Được kích hoạt khi thị trường đạt đến một mức giá đã được xác định.
Lệnh dịch chuyển mức cắt lỗ: Điều chỉnh theo thị trường. Nếu thị trường diễn biến thuận lợi, điểm cắt lỗ sẽ di chuyển theo để khoá lợi nhuận. Nhưng nếu thị trường diễn biến ngược lại, lệnh cắt lỗ vẫn sẽ giữ ở mức giá cuối cùng.
Lệnh cắt lỗ được đảm bảo: Một số nhà môi giới cung cấp lệnh cắt lỗ được đảm bảo với một khoản phí nhỏ, đảm bảo rằng vị thế của bạn sẽ đóng tại mức giá chính xác bạn đã đặt, bất kể thị trường có khoảng trống giá lớn hay nhỏ.
Ví dụ: Bạn đã thiết lập lệnh dịch chuyển mức cắt lỗ cho giao dịch CFD forex của mình. Khi cặp tiền tệ tăng giá, mức cắt lỗ của bạn cũng được điều chỉnh tăng lên, bảo vệ khoản lợi nhuận mà bạn đã kiếm được dù xu hướng thị trường có thay đổi.
Cài đặt lệnh chốt lời
Lệnh chốt lời là một mức được xác định trước mà tại đó giao dịch của bạn sẽ tự động đóng và lợi nhuận của bạn được ghi nhận. Đây là một công cụ quan trọng để đảm bảo bạn tận dụng được những biến động thuận lợi trên thị trường.
Tầm quan trọng của lệnh chốt lời
Thị trường có thể đảo chiều nhanh chóng. Lệnh chốt lời đảm bảo bạn bảo vệ được lợi nhuận của mình trước khi xu hướng thay đổi.
Nó giúp duy trì kỷ luật trong giao dịch, ngăn chặn lòng tham khiến bạn giữ một vị thế quá lâu.
Xác định mức chốt lời
Mức chốt lời phải dựa trên mục tiêu lợi nhuận mong muốn của bạn và phân tích thị trường.
Nhiều nhà giao dịch sử dụng các chỉ báo kỹ thuật như mức kháng cự hoặc Fibonacci thoái lui để xác định lệnh chốt lời.
Ví dụ: Giả sử bạn quyết định bán một CFD cổ phiếu ở mức $150. Thông qua phân tích kỹ thuật, bạn đã xác định được mức hỗ trợ tại $140. Để tối đa hóa lợi nhuận tiềm năng, bạn đặt mức chốt lời cao hơn mốc này một chút tại $141.
Sự linh hoạt với lệnh chốt lời
Mặc dù việc xác định mục tiêu lợi nhuận là quan trọng, nhưng tính linh hoạt cũng không kém phần quan trọng. Nếu điều kiện thị trường thay đổi hoặc có thông tin mới xuất hiện, hãy điều chỉnh lệnh chốt lời của bạn cho phù hợp.
Ví dụ: Ban đầu, bạn đặt mức chốt lời cho giao dịch CFD Forex của mình với mục tiêu lợi nhuận là 100 pip. Tuy nhiên, sau một cập nhật kinh tế quan trọng, bạn dự đoán có biến động thuận lợi hơn trên thị trường nên điều chỉnh mức chốt lời của mình để mục tiêu lợi nhuận là 150 pip.
Theo dõi giao dịch CFD và điều chỉnh vị thế
Hành trình giao dịch vẫn tiếp tục ngay cả sau khi bạn mở một giao dịch CFD. Tích cực theo dõi và điều chỉnh vị thế của bạn dựa trên động thái thị trường là rất quan trọng để tối đa hóa kết quả giao dịch.
Tầm quan trọng của việc theo dõi
Thị trường luôn biến động và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Bằng cách thường xuyên kiểm tra các giao dịch của mình, bạn có thể bảo vệ mình không bị bất ngờ trước những thay đổi đột ngột của thị trường.
Việc theo dõi giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt, có thể là việc điều chỉnh mức cắt lỗ/chốt lời hoặc đóng một vị thế sớm.
Ví dụ: Hãy tưởng tượng bạn có một vị thế mua của một CFD cổ phiếu công nghệ. Sau khi theo dõi tin tức, bạn phát hiện ra một thách thức pháp lý bất ngờ mà công ty đang phải đối mặt. Việc điều chỉnh kịp thời vị thế của bạn có thể giúp giảm thiểu các khoản lỗ có thể xảy ra.
Công cụ theo dõi
Cảnh báo giá: Thiết lập thông báo khi tài sản đạt đến một mức giá cụ thể, đảm bảo bạn không bỏ lỡ những biến động quan trọng của thị trường.
Công cụ phân tích kỹ thuật: Sử dụng các chỉ báo MT4 và biểu đồ để theo dõi biến động giá và dự đoán xu hướng trong tương lai.
Lịch kinh tế: Luôn cập nhật các sự kiện kinh tế quan trọng có thể tác động đến giao dịch của bạn bằng cách theo dõi lịch kinh tế. Khám phá lịch kinh tế MT4 của chúng tôi.
Ví dụ: Hãy tưởng tượng bạn sử dụng lịch kinh tế để theo dõi các thông báo quan trọng. Khi ngân hàng trung ương thay đổi lãi suất, bạn đã trong trạng thái sẵn sàng và điều chỉnh các giao dịch CFD forex của mình một cách phù hợp.
Điều chỉnh vị thế của bạn
Bạn có thể sẽ cần phải điều chỉnh giao dịch của mình tuỳ thuộc vào diễn biến thị trường và phân tích của bạn. Điều này có thể bao gồm việc di chuyển mức cắt lỗ hoặc chốt lời hoặc tăng vị thế nếu thị trường thuận lợi.
Đóng giao dịch
Đóng giao dịch CFD là một bước quan trọng, đánh dấu sự kết thúc vị thế của bạn và ghi nhận lãi hoặc lỗ. Việc nắm bắt đúng thời điểm và phương pháp để đóng giao dịch một cách hiệu quả là hết sức quan trọng.
Lý do để đóng giao dịch
Đạt được mục tiêu lợi nhuận: Nếu thị trường diễn biến theo hướng có lợi cho bạn và đạt đến mức chốt lời, bạn có thể quyết định đóng giao dịch và ghi nhận lợi nhuận của mình.
Lệnh cắt lỗ được kích hoạt: Để tránh thua lỗ thêm, giao dịch của bạn có thể tự động đóng khi chạm mức cắt lỗ đã được xác định trước.
Phân tích thị trường: Dựa trên dữ liệu mới hoặc phân tích thị trường, bạn có thể tin rằng xu hướng hiện tại chuẩn bị đảo chiều.
Ví dụ: Hãy tưởng tượng bạn nắm giữ một vị thế mua CFD đối với một cổ phiếu công nghệ. Sau khi theo dõi tin tức, bạn phát hiện ra một thách thức pháp lý bất ngờ mà công ty đang phải đối mặt. Không chút do dự, bạn nhanh chóng điều chỉnh vị thế của mình để giảm thiểu các khoản lỗ có thể xảy ra.
Các cách đóng giao dịch
Đóng thủ công: Bạn có thể đóng giao dịch theo cách thủ công thông qua nền tảng giao dịch của mình khi bạn cho rằng đó là thời điểm thích hợp.
Hình ảnh trên thể hiện việc đóng lệnh thủ công bằng cách nhấn nút đóng lệnh.
Đóng tự động: Khi bạn thiết lập các mức cắt lỗ hoặc chốt lời, giao dịch của bạn sẽ tự động đóng khi giá đạt đến các mức này.
Ví dụ: Bạn sử dụng lịch kinh tế để cập nhật các sự kiện quan trọng. Khi ngân hàng trung ương thông báo về việc thay đổi lãi suất, bạn đã trong trạng thái sẵn sàng và nhanh chóng đóng các giao dịch CFD forex của mình như một biện pháp đối phó.
Tác động khi đóng giao dịch
Sau khi đóng giao dịch, mọi khoản lãi hoặc lỗ sẽ được ghi nhận và tài khoản giao dịch của bạn sẽ được điều chỉnh tương ứng.
Việc xem xét các giao dịch đã đóng là rất quan trọng để phân tích điều gì đúng hay sai nhằm hoàn thiện chiến lược giao dịch của bạn.
Ví dụ: Sau khi nhận thấy một xu hướng tăng ổn định trong giao dịch CFD hàng hóa của bạn, bạn quyết định mở rộng mức chốt lời của mình, hướng tới mục tiêu lợi nhuận cao hơn.
Bạn đã sẵn sàng thực hành giao dịch CFD mà không cần sử dụng tiền thật?
Bạn đã sẵn sàng để bắt đầu giao dịch CFD chưa? Sau khi tìm hiểu cách giao dịch CFD trong 10 bước, hãy đăng ký tài khoản demo miễn phí với ATFX để có cơ hội trải nghiệm giao dịch thực tế. ATFX cung cấp nhiều thị trường giao dịch CFD khác nhau, và với nền tảng MT4 thân thiện với người dùng, bạn có thể thử nghiệm nhiều chiến lược giao dịch khác nhau. Đăng ký tài khoản giao dịch demo miễn phí ngay hôm nay! Sau khi học cách giao dịch CFD với tài khoản demo, bạn có thể nâng cấp lên tài khoản thực để giao dịch ngay lập tức!