Cược chênh lệch và CFD là những công cụ phức tạp và có nguy cơ mất tiền nhanh chóng do đòn bẩy.
Phần lớn các tài khoản khách hàng bán lẻ bị mất tiền khi giao dịch CFD.
Bạn nên xem xét liệu bạn có đủ khả năng để chấp nhận rủi ro mất tiền cao hay không.

Loại hàng hóa được giao dịch nhiều nhất trên toàn cầu?

Mục lục:

  1. Danh mục hàng hóa trên các sàn giao dịch
  2. Giao dịch hàng hóa là gì?
  3. 10 loại hàng hóa được giao dịch nhiều nhất thế giới
  4. Cách thức giao dịch hàng hóa
  5. Lợi ích của giao dịch hàng hóa
  6. Cách trở thành nhà giao dịch hàng hóa

 

  1. Danh mục hàng hóa trên các sàn giao dịch

most-traded-commodities

  1. Hàng hóa năng lượng:
    – Dầu thô (USOIL.MMMYY & UKOIL.MMMYY)
    – Khí tự nhiên (NGAS.MMMYY)
  1. Kim loại quý:
    – Vàng (GOLD_MMMYY & XAUUSD)
    – Bạc (XAGUSD)

  1. Hàng hóa nông nghiệp:
    – Ngô
    – Lúa mì
    – Cà phê
    – Đậu nành
    – Sợi bông

  1. Kim loại thường:
    – Đồng

  1. Giao dịch hàng hóa là gì?

Hàng hóa là nguyên liệu thô được giao dịch trên các thị trường và phục vụ sản xuất các sản phẩm khác, như đã được liệt kê trong danh mục hàng hóa bên trên. Ví dụ, lúa mì là một trong những hàng hóa được giao dịch nhiều nhất thế giới, nhưng nó cần phải qua xử lý trước khi được tiêu thụ hoặc bán đi. Những ai bán hàng hóa như dầu thô, dù là thương hiệu nào, đều phải đáp ứng các tiêu chí chất lượng như nhau để bảo đảm tính công bằng.

Về cơ bản, giao dịch hàng hóa là hoạt động mua bán các nguyên liệu chưa qua xử lý. Thỉnh thoảng, nó được thực hiện thông qua phương thức trao đổi mặt hàng. Tuy nhiên, hợp đồng tương lai – trong đó bạn cam kết mua hoặc bán một loại hàng hóa ở một mức giá cụ thể vào một ngày định trước – lại là hình thức phổ biến nhất trong giao dịch hàng hóa. Những nguồn nguyên liệu này đóng vai trò thiết yếu trong việc tạo ra các ngành công nghiệp, là mũi nhọn kinh tế, và giúp sản sinh vô vàn lựa chọn cho thương nhân.

Đến đây, có thể bạn sẽ thắc mắc nhân tố nào tác động đến giá hàng hóa ? Giá cả sẽ dao động tùy vào nguồn cung và cầu của hàng hóa, thời tiết, bối cảnh địa chính trị và điều kiện kinh tế. Ví dụ, thời tiết khắc nghiệt có thể sẽ khiến sản lượng nông nghiệp sụt giảm, đẩy giá thành của lúa mì và ngô lên cao. Một ví dụ khác, nếu một vùng đang khai thác dầu rơi vào bất ổn chính trị, giá của loại hàng hóa này sẽ tăng lên và ảnh hưởng đến các thị trường toàn cầu. Hãy cùng đào sâu tìm hiểu những loại hàng hóa được giao dịch nhiều nhất.

demo account vietnam

  1. 10 loại hàng hóa được giao dịch nhiều nhất thế giới

  1. Dầu thô (USOIL.MMMYY & UKOIL.MMMYY)

Dầu thô là một loại nguyên liệu thô dùng trong chế biến xăng dầu vận chuyển, dầu đốt, chất bôi trơn, v.v. Nó còn được gọi là “vàng đen”, nên luôn là loại hàng hóa được chuộng nhất trong giới giao dịch, thúc đẩy các ngành công nghiệp, vận chuyển, và kinh tế toàn cầu. Trong suốt ba năm qua, khối lượng giao dịch dầu thô đã luôn giữ vững vị thế là loại hàng hóa được giao dịch nhiều nhất trên thế giới. Vào năm 2023, thế giới tiêu thụ khoảng 101 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, và ngành sản xuất dầu toàn cầu vốn đang phát triển mạnh mẽ được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng tiến trong năm 2024. Sau khi sáp nhập Pioneer Natural Resources, ExxonMobil dự định sẽ đầu tư mạnh vào tài sản bể dầu Permian của mình trong năm 2024. Điều này sẽ đẩy mạnh đáng kể hoạt động sản xuất và khẳng định cam kết của công ty đối với mảng giao dịch dầu thô, đồng thời củng cố vị thế của mình trên thị trường. Cùng lúc đó, Chevron tiếp tục đầu tư vào mỏ dầu Tengiz tại Kazakhstan để duy trì hoạt động sản xuất liên tục trong giai đoạn biến động toàn cầu.

Chiến lược giao dịch dầu: Để sinh lời từ các dao động giá khi giao dịch dầu, các chiến lược sẽ dựa vào cán cân cung-cầu, những quan ngại về địa chính trị cùng chỉ báo kỹ thuật. Nhà giao dịch thường xuyên theo dõi những thay đổi trong mô hình sản xuất và tiêu thụ dầu trên thế giới, cũng như các tác nhân kinh tế có thể ảnh hưởng đến nhu cầu dùng dầu, và những biến động địa chính trị trong các vùng khai thác dầu. Họ cũng vận dụng các phương pháp phân tích kỹ thuật để xác định xu hướng, mức hỗ trợ và kháng cự, các điểm vào và thoát giao dịch. Để có thể tự tin đối phó với chuyển động trên thị trường dầu và kiếm tiền từ các cơ hội giao dịch, bạn phải thật sự sành sỏi các nhân tố cơ bản và kỹ thuật, cũng như chiến lược quản trị rủi ro. Xem thêm Bảng giá dầu thô trực tiếp WTI.

  1. Vàng (GOLD_MMMYY & XAUUSD )

Là một phao cứu sinh trước cảnh lạm phát và bất ổn địa chính trị, vàng luôn là thứ tài sản trú ẩn an toàn được săn đón trong bối cảnh kinh tế lao đao. Vào năm 2023, nhu cầu vàng toàn cầu nằm trong khoảng 4.448 tấn, giảm 5% so với năm 2022, trong khi nguồn cung lại đạt mức kỷ lục là 4.899 tấn khối. Hoạt động đầu tư vào đồng vàng hoặc thỏi vàng đã giảm nhẹ, nhưng giá vàng vẫn rất gần mức kỷ lục là 2.078,4 USD/ounce. Trong năm 2024, các ngân hàng trung ương tiếp tục mua vàng mạnh, và các vấn đề địa chính trị có thể sẽ đẩy nhu cầu lên cao hơn nữa. Tính đến tháng 4 năm 2024, giá vàng đã đạt đến đỉnh cao nhất mọi thời đại 2.431,55 USD/ounce.

Chiến lược giao dịch vàng: Một loạt các chiến lược đã được thiết kế để kiểm soát các biến động giá mạnh do ảnh hưởng của nhiều tác nhân như lạm phát, bất ổn địa chính trị và kinh tế. Các nhà giao dịch thường sẽ dùng chiến lược giao dịch theo xu hướng, phân tích dữ liệu giá trong quá khứ để nhận ra các mô hình và chớp lấy thời cơ. Hơn nữa, mua vàng như một tài sản trú ẩn an toàn là lẽ thường tình, vì các nhà đầu tư sẽ luôn tích lũy kim loại quý này trong giai đoạn thị trường lung lay. Các thời điểm vào và thoát giao dịch được xác định bởi các chỉ báo kỹ thuật như đường trung bình động (MA) và đường trung bình động phân kỳ hội tụ (MACD), và họ có thể giảm thiểu các khoản lỗ tiềm tàng bằng cách vận dụng chiến lược quản trị rủi ro như đặt lệnh cắt lỗ. Để gặt hái thành công trong giao dịch vàng đòi hỏi bạn phải có một cái nhìn thấu đáo về các yếu tố thúc đẩy của thị trường và quản trị rủi ro nghiêm ngặt nhằm tận dụng hiệu quả các cơ hội giao dịch. Xem Bảng giá vàng hôm nay.

  1. Bạc (XAGUSD)

Khối lượng giao dịch bạc đang tăng dần trong vài năm vừa qua do tính ứng dụng rộng rãi của nó trong công nghiệp cũng như là một cách tích trữ tài sản. Vì sở hữu những đặc tính rất riêng, bạc là nguyên liệu thiết yếu cho hàng điện tử, tấm pin năng lượng mặt trời và thiết bị y tế. Những cái tên cốt cán trong ngành, chẳng hạn như các công ty khai thác mỏ Pan American Silver và Fresnillo, đã kiếm được rất nhiều lợi nhuận từ khả năng giao dịch của kim loại này.

Chiến lược giao dịch bạc: Rất nhiều chiến lược giao dịch tập trung vào việc phân tích kỹ lưỡng một vài chỉ số nhằm kiểm soát dao động giá. Vì thay đổi trong hoạt động công nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến giá bạc, nên các nhà giao dịch phải đánh giá được nhu cầu dùng bạc ở tất cả các mảng sản xuất, bao gồm hàng điện tử, tấm pin năng lượng mặt trời và thiết bị y tế. Hơn nữa, những nhân tố vĩ mô như lãi suất, lạm phát và biến động giá đồng tiền cũng ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động giao dịch bạc. Nhiều người cũng cân nhắc yếu tố tâm lý và cảm xúc của nhà đầu tư. Họ dùng các chỉ báo về tâm lý và nghiên cứu tâm lý thị trường để dự đoán dao động giá và đánh giá thái độ của nhà đầu tư. Thông qua việc kết hợp các nghiên cứu này, nhà giao dịch có thể tổng hợp thành các chiến lược giao dịch sáng suốt, nhắm vào việc tối ưu hóa cơ hội giao dịch và kiếm tiền từ dao động giá của bạc.

  1. Khí tự nhiên (NGAS.MMMYY)

Khí tự nhiên, một loại hình thay thế xanh sạch hơn so với nhiên liệu hóa thạch truyền thống, đã có mức độ tăng trưởng đều đặn về khối lượng giao dịch khi nhu cầu ngày càng tăng cao trên toàn cầu. Là một trong những loại hàng hóa được giao dịch nhiều nhất, vai trò quan trọng của nó đã được khẳng định trong quá trình sản xuất điện, sưởi ấm và công nghiệp. Những nhân vật nổi cộm trong giao dịch khí tự nhiên bao gồm các công ty năng lượng như Gazprom và ExxonMobil, với phương châm lèo lái thị trường bằng các khoản đầu tư chiến lược dài hạn và vận dụng vị thế giao dịch ngắn hạn.

Chiến lược giao dịch khí tự nhiên: Để có được các quyết định giao dịch sáng suốt, cách tiếp cận đối với khí tự nhiên phụ thuộc vào kiến thức tường tận về cung-cầu, dự báo thời tiết và lượng hàng lưu trữ. Để xác định liệu cung-cầu đang cân bằng hay không, các nhà giao dịch phải theo dõi các biến số một cách sát sao, trong đó bao gồm khối lượng tồn kho, xu hướng tiêu thụ và sản lượng. Vì thời tiết khắc nghiệt có thể ảnh hưởng đến mật độ sử dụng khí tự nhiên cho việc sưởi ấm và sản xuất điện, nên dự báo thời tiết là một nhân tố trọng yếu. Lượng hàng lưu trữ cũng sẽ gợi ý về triển vọng của thị trường đối với nguồn cung và số lượng tồn kho. Khi xem xét các biến số này, các nhà giao dịch có thể định ra kế hoạch giao dịch sinh lời từ dao động giá khí tự nhiên và các cơ hội từ thị trường.

  1. Đồng

Đồng là một dạng kim loại công nghiệp trọng yếu dùng trong sản xuất, điện tử và xây dựng. Mỗi năm, có đến hàng triệu tấn đồng được giao dịch, cho thấy tầm quan trọng của nó đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng và thương mại quốc tế. Những mảng ngành sử dụng đồng có thể kể đến ngành sản xuất ô tô, hàng điện tử và xây dựng, trong khi các nhà sản xuất đồng lớn là Trung Quốc, Chile và Peru. Vào đầu tháng 5, năm 2024, giá giao dịch đồng là khoảng 9.818,50 USD/tấn trên Sàn giao dịch Kim loại London (London Metal Exchange – LME), đánh dấu mức tăng 15% tính từ đầu năm nay.

Chiến lược giao dịch đồng: Gián đoạn nguồn cung, mô hình nhu cầu toàn cầu và các chỉ báo kinh tế vĩ mô là một vài tác nhân cần xem xét. Các nhà giao dịch phải bám sát xung đột lao động và thay đổi trong sản lượng ở các nước sản xuất đồng, phòng trường hợp chúng ảnh hưởng đến nguồn cung. Họ cũng phải cân nhắc hoạt động đầu tư vào cơ sở hạ tầng và mô hình kinh tế thế giới để dự đoán dao động giá. Các điểm vào và thoát giao dịch phù hợp cũng có thể được xác định dựa vào công cụ phân tích kỹ thuật như đường trung bình động và mô hình giá. Các phương pháp quản trị rủi ro hiệu quả và việc nắm vững các yếu tố cơ bản của thị trường đóng vai trò thiết yếu giúp bạn giao dịch đồng thành công.

live account vietnam

 

Một số hàng hóa phổ biến khác

  1. Ngô

factors-affecting-corn-price

Ngô là một loại lương thực được dùng rộng rãi trong công nghiệp và giao dịch hàng hóa. Năm 2024 sẽ là một năm đầy thử thách dành cho thị trường ngô trên toàn cầu do giá thành sụt giảm, gián đoạn sản xuất do thời tiết tại Brazil, và trở ngại logistic tại Ukraine. Mỹ dự kiến sản xuất hơn 15 tỉ giạ, trong khi sản lượng từ Brazil đã giảm xuống còn 129 triệu tấn. Chuyển động của thị trường đang chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu từ Trung Quốc và sản lượng xuất khẩu ngày càng tăng của Argentina.

Chiến lược giao dịch ngô: Trọng tâm của phương pháp giao dịch ngô nằm ở việc phân tích các nhân tố, tức là tập trung vào tận dụng triệt để cơ hội đến từ thị trường và dao động giá. Vì tình trạng thời tiết bất lợi như hạn hán hay lũ lụt có thể ảnh hưởng lớn đến sản lượng và giá ngô, các nhà giao dịch phải theo dõi thông tin thời tiết một cách sát sao. Ngoài ra, các nhà giao dịch sẽ dùng số liệu thống kê từ các hiệp hội ngành và cơ quan chính phủ để đánh giá tình trạng trồng trọt và dự đoán thay đổi trong nguồn cung. Nắm rõ cán cân cung-cầu cũng đóng vai trò cốt yếu; các nhà giao dịch sẽ dùng những chỉ báo từ ngành sản xuất ethanol, nhu cầu mua thức ăn cho gia súc, các mô hình xuất khẩu để ước tính tổng nhu cầu sử dụng ngô. Khi kết hợp tất cả những thông tin trên, nhà giao dịch có thể vạch ra các chiến lược giao dịch sắc bén để chủ động đối phó với cơ chế phức tạp của thị trường ngô và kiếm lời từ dao động giá.

  1. Lúa mì

Lúa mì cũng là một loại ngũ cốc không thể thiếu trong thương mại quốc tế và an ninh lương thực. Qua nhiều năm, nhu cầu trong các mảng thực phẩm và công nghiệp đã duy trì khối lượng giao dịch khổng lồ của lúa mì. Các công ty có hoạt động giao dịch lúa mì thường xuyên, bao gồm Cargill và Archer Daniels Midland (ADM) thường dùng hợp đồng tương lai để kiểm soát rủi ro về giá.

Chiến lược giao dịch lúa mì: Để tối đa hóa cơ hội thị trường và có những lựa chọn đúng đắn, bạn phải xem xét kỹ lưỡng một vài biến số khi giao dịch lúa mì. Nhà giao dịch cần cập nhật liên tục về sản lượng lúa mì trên khắp thế giới để nắm rõ nguồn cung và dự đoán những thay đổi trong sản lượng sẵn có. Tình trạng thời tiết cũng là một yếu tố hết sức quan trọng, vì thời tiết bất lợi (mưa to hoặc hạn hán) có thể ảnh hưởng đến sản lượng và giá lúa mì. Hơn nữa, nhà giao dịch còn phải theo dõi các sự kiện địa chính trị có thể tác động đến hoạt động sản xuất lúa mì hoặc đường thông thương, khiến cán cân cung-cầu thay đổi. Khi kết hợp những yếu tố trên vào phương thức giao dịch, nhà giao dịch có thể thích ứng với thị trường lúa mì và kiếm lời từ dao động giá.

Những tài sản này góp phần định hình nền kinh tế và mang đến cơ hội sinh lời cho nhà giao dịch. Một khi hiểu rõ được tầm quan trọng và vận dụng những chiêu thức cải tiến trong giao dịch, nhà giao dịch có thể tự tin ứng biến với thị trường và chớp cơ hội thành công.

  1. Cà phê

Cà phê là một thức uống được ưa chuộng trên khắp thế giới và là một loại hàng hóa chủ chốt trong giao thương quốc tế. Hàng triệu túi cà phê được giao dịch mỗi năm chính là minh chứng cho độ lan tỏa và ứng dụng rộng rãi của nó. Những thành phần cốt cán trong thị trường mua bán cà phê bao gồm những tập đoàn quốc tế như Nestlé và Starbucks; và các quốc gia trồng cà phê lớn mạnh có thể kể đến Brazil, Việt Nam và Colombia.

Chiến lược giao dịch cà phê: Để kiếm lời từ biến động giá, các nhà giao dịch cà phê phải cùng lúc phân tích nhiều nhân tố khác nhau, trong đó có xu hướng nhu cầu trên toàn cầu, mô hình thời tiết và báo cáo sản lượng. Họ phải luôn cập nhật về những thay đổi thời tiết có thể ảnh hưởng đến sản lượng cây trồng tại các nước sản xuất cà phê. Họ còn phải xem xét mô hình tiêu thụ và dịch chuyển cung-cầu nhằm dự đoán dao động giá. Các công cụ phân tích kỹ thuật như chỉ báo động lượng và mô hình giá cũng phải được tận dụng để xác định điểm vào và thoát giao dịch. Một yếu tố không kém quan trọng khác chính là nắm rõ phương pháp phân tích cơ bản lẫn kỹ thuật, và quản trị rủi ro.

  1. Đậu nành

Đậu nành là loại hàng hóa đa năng dùng trong sản xuất thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và nhiên liệu sinh học. Hoạt động giao dịch đậu nành trên toàn cầu đã tăng trưởng đáng kể, và được xếp vào danh sách các loại hàng hóa được giao dịch nhiều nhất, do nhu cầu có những bữa ăn giàu đạm và nguồn năng lượng tái tạo trên thế giới. Với sự hiện diện chiếm lĩnh của các công ty nông nghiệp, ADM và Cargill là hai đối thủ cạnh tranh gay gắt trong ngành công nghiệp đậu nành.

Chiến lược giao dịch đậu nành: Để có thể đưa ra những quyết định khôn khéo khi giao dịch đậu nành, bạn phải cân nhắc số liệu thống kê sản lượng, dự báo thời tiết, và cung cầu. Các nhà giao dịch sẽ theo dõi các biến số khác nhau, chẳng hạn như tiến trình trồng trọt, thời tiết và sản lượng để đánh giá nguồn cung. Ngoài ra, họ cũng phải tìm hiểu về các luật định và mô hình thương mại về nhu cầu trên thế giới để dự đoán thay đổi giá của đậu nành. Bạn cũng hoàn toàn có thể xác định vị thế vào và thoát giao dịch dựa vào các công cụ phân tích kỹ thuật như đường xu hướng và đường trung bình động. Một yếu tố góp phần trọng yếu giúp bạn sinh lời chính là nắm vững yếu tố cơ bản về thị trường cũng như biết cách vận dụng hiệu quả các phương thức quản trị rủi ro.

  1. Sợi bông

Sợi bông là một loại hàng hóa cực kỳ phổ biến, được dùng trong ngành dệt, may mặc và đồ dùng nội thất. Hàng năm, khối lượng giao dịch sợi bông lên đến hàng triệu kiện, chứng tỏ tầm quan trọng của nó trong ngành sản xuất dệt may của thế giới. Nhà tiêu thụ sợi bông lớn bao gồm các nhà máy dệt và ngành may mặc, trong khi đó các nhà sản xuất chính bao gồm Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc.

Chiến lược giao dịch sợi bông: Các phương pháp hiệu quả bao gồm việc phân tích các biến số như mô hình sản xuất toàn cầu, điều kiện khí tượng và nhu cầu tiêu dùng. Nhà giao dịch phải theo dõi thời tiết ở các nước trồng cây bông để cập nhật những thay đổi có thể ảnh hưởng đến sản lượng. Họ cũng nên tìm hiểu chính sách thương mại và cung-cầu nhằm dự đoán thay đổi về giá sợi bông. Cơ hội vào và thoát giao dịch đúng đắn cũng sẽ được gợi ý thông qua công cụ phân tích kỹ thuật như chỉ báo động lượng và mô hình giá. Để có được thành công trong giao dịch sợi bông, bạn phải áp dụng hiệu quả phương pháp quản trị rủi ro và nắm vững các yếu tố cơ bản trên thị trường.

 

  1. Cách thức giao dịch hàng hóa

Có nhiều cách thức giao dịch hàng hóa, và mỗi cách đều có ưu và nhược điểm riêng.

  • Các nền tảng giao dịch hàng hóa: Nhà giao dịch có thể dễ dàng giao dịch hợp đồng tương lai, ETF, và tiếp cận được các thị trường hàng hóa thông qua những nền tảng như ATFX hoặc chương trình Nhà môi giới Giới thiệu.

  • Hợp đồng tương lai: Các nhà nông có thể dùng hợp đồng tương lai để cố định giá bán trước khi thu hoạch, bảo đảm nguồn thu nhập ổn định trước những thay đổi của thị trường.

  • Quỹ hoán đổi danh mục (ETF): Quỹ ETF của SPDR Gold Shares ($GLD) luôn cập nhật giá thỏi vàng. Các nhà đầu tư quan tâm đến giao dịch vàng có thể dùng quỹ này để theo dõi giá vàng dù không sở hữu vàng thật trong tay.

  • Hợp đồng quyền chọn hàng hóa: Các nhà sản xuất khí gas nên dùng đến hợp đồng quyền chọn mua để phòng trường hợp giá tăng. Một khi giá tăng, họ có thể sử dụng quyền chọn để kiếm lời bằng việc mua khí gas với giá rẻ hơn.

  • Sở hữu vật lý: Mua và sở hữu thỏi vàng và cất giữ chúng ở một nơi an toàn.

  • Quỹ tương hỗ hàng hóa: Thông qua các quỹ tương hỗ như PIMCO Commodity Real Return Strategy Fund ($PCRAX), các nhà đầu tư cá nhân có thể mua cùng lúc nhiều hàng hóa khác nhau cho danh mục của mình, chẳng hạn như vàng, dầu và các mặt hàng nông nghiệp.

 

  1. Lợi ích của giao dịch hàng hóa

Đa dạng hóa: Phân bổ rủi ro cho các nhóm tài sản khác nhau.

Tính thanh khoản: Hàng hóa có tính thanh khoản cực kỳ cao, dễ mua dễ bán.

Sinh lời từ xu hướng toàn cầu: Bạn có thể kiếm tiền từ những xu hướng kinh tế và sự kiện địa chính trị xảy ra trên toàn thế giới.

Gia tăng lợi tức danh mục đầu tư: Giao dịch hàng hóa có thể giúp bạn tăng lợi tức từ danh mục đầu tư của mình.

  1. Cách trở thành nhà giao dịch hàng hóa

Để trở thành nhà giao dịch hàng hóa, hãy học cách phân biệt từng loại hàng hóa và cách thức giao dịch chúng. Sau đó, mở một tài khoản giao dịch thực với nhà môi giới uy tín, thực hành giao dịch với số tiền nhỏ để nâng cao tay nghề. Nếu bạn vẫn chưa đủ tự tin, hãy mở một tài khoản demo để làm quen với các công cụ. Hãy tự do khám phá những loại thị trường giao dịch khác. Và đừng quên cập nhật liên tục về xu hướng thị trường, liên tục trau chuốt chiến lược của mình để đạt được thành công vượt bậc nhất.

live account vietnam

 

Tin tức gần đây
Bắt đầu giao dịch ngay thôi!
Hãy dùng thử tài khoản demo miễn phí của chúng tôi để tìm hiểu về giao dịch. Khi bạn đã sẵn sàng, hãy chuyển sang sử dụng tài khoản thực và bắt đầu giao dịch thực.
Popular posts
ATFX

Restrictions on Use

Products and Services on this website https://www.atfx.com/en-ae/ are not suitable
in your country. Such information and materials should not be regarded as or
constitute a distribution, an offer, or a solicitation to buy or sell any investments.
Please visit https://www.atfx.com/en/ to proceed.

ATFX

使用限制

本网站的产品及服务不适合英国居民。网站内部的信息和素材不应被视为分销,要约,买入或卖出任何投资产品。请继续访问 https://www.atfx.com/en/

ATFX

Restrictions on Use

Products and Services on this website are not suitable for the UK residents. Such information and materials should not be regarded as or constitute a distribution, an offer, or a solicitation to buy or sell any investments. Please visit https://www.atfx.com/en/ to proceed.

ATFX

Restrictions on Use

Products and Services on this website are not suitable for the UK residents. Such information and materials should not be regarded as or constitute a distribution, an offer, or a solicitation to buy or sell any investments. Please visit https://www.atfx.com/en/ to proceed.

ATFX

Restrictions on Use

Products and Services on this website are not suitable for Hong Kong residents. Such information and materials should not be regarded as or constitute a distribution, an offer, solicitation to buy or sell any investments.

使用限制: 本網站的產品及服務不適合香港居民使用。網站內部的信息和素材不應被視為分銷,要約,買入或賣出任何投資產品。

ATFX

Restrictions on Use

AT Global Markets (UK) Limited does not offer trading services to retail clients.
If you are a professional client, please visit https://www.atfxconnect.com/