Cược chênh lệch và CFD là những công cụ phức tạp và có nguy cơ mất tiền nhanh chóng do đòn bẩy.
Phần lớn các tài khoản khách hàng bán lẻ bị mất tiền khi giao dịch CFD.
Bạn nên xem xét liệu bạn có đủ khả năng để chấp nhận rủi ro mất tiền cao hay không.

Lợi suất trái phiếu là gì? Công thức, cách tính & tại sao lợi suất trái phiếu quan trọng?

Mục lục:

  1. Lợi suất trái phiếu là gì?
  2. Thuật ngữ cơ bản khác bạn nên biết
  3. Vậy, mối quan hệ giữa giá trái phiếu và lợi tức là gì?
  4. Làm thế nào để tính lợi suất trái phiếu?
  5. 4 loại lợi suất trái phiếu chính bao gồm công thức và cách tính
  6. 7 yếu tố ảnh hưởng đến lợi suất trái phiếu
  7. Tại sao lợi suất trái phiếu lại quan trọng?
  8. Tìm hiểu cách giao dịch với tài khoản demo

 

  1. Lợi suất trái phiếu là gì?

  1. Trái phiếu

Trái phiếu là loại chứng khoán có thu nhập cố định mà doanh nghiệp hoặc chính phủ phát hành để huy động vốn. Để tạo ra lợi tức đầu tư thì các nhà đầu tư có thể mua trái phiếu và trái phiếu này trả lãi cho họ.

  1. Lợi tức

Lợi tức là tiền lãi từ một khoản đầu tư.

  1. Lợi suất trái phiếu

Lợi suất trái phiếu đề cập đến tiền lãi mà nhà đầu tư nhận được từ việc đầu tư vào trái phiếu.

 

  1. Thuật ngữ cơ bản khác bạn nên biết

  1. Tổ chức phát hành:

Chủ thể hoặc tổ chức phát hành trái phiếu để huy động vốn. Chủ thể phát hành có thể là chính phủ, doanh nghiệp hoặc chủ thể khác cần huy động vốn.

  1. Trái chủ:

Nhà đầu tư mua trái phiếu, thông qua đó cho tổ chức phát hành mượn tiền.

  1. Mệnh giá:

Lượng tiền mà tổ chức phát hành đi mượn và cam kết hoàn trả cho trái chủ khi đáo hạn. Hay còn được gọi là tiền gốc.

  1. Lãi suất Coupon:

Phần lãi suất chi trả cho trái phiếu thường được thể hiện thông qua phần trăm mệnh giá. Mức lãi suất giữ ở mức cố định ở thời điểm phát hành và được chi trả định kỳ cho đến khi trái phiếu đáo hạn.

  1. Ngày đáo hạn:

Thời gian mà tổ chức phát hành cam kết hoàn trả giá trị danh nghĩa của trái phiếu cho trái chủ. Có thể là ngắn hạn (ít hơn một năm) hoặc dài hạn (lên tới 30 năm hoặc hơn).

demo account vietnam

 

  1. Vậy, mối quan hệ giữa giá trái phiếu và lợi tức là gì?

Mối quan hệ giữa giá trái phiếu và lợi tức là mối quan hệ nghịch đảo. Giá trái phiếu thấp hơn mệnh giá sẽ dẫn đến lợi tức trái phiếu cao hơn lãi suất coupon. Ngược lại,, giá trái phiếu cao hơn sẽ dẫn đến lợi tức trái phiếu thấp hơn khi đem so sánh với lãi suất coupon.

ATFX-bond-prices-vs-yields

Do vậy, công thức tính lợi tức trái phiếu phụ thuộc vào giá trái phiếu và lãi suất coupon. Khi giá trái phiếu giảm dẫn đến lợi suất trái phiếu tăng và khi giá trái phiếu tăng thì kết quả dẫn tới là lợi suất trái phiếu giảm.

 

  1. Làm thế nào để tính lợi suất trái phiếu?

Trái phiếu là một khoản vay đối với tổ chức phát hành trái phiếu. Khoản cho vay này cho phép các nhà đầu tư kiếm được lợi tức thông qua vòng đời của chính khoản cho vay và nhận giá trị danh nghĩa cho tới khi đáo hạn. Nhà đầu tư có thể mua trái phiếu ở mức giá cao hoặc chiết khấu, điều này làm thay đổi lợi tức mà nhà đầu tư kiếm được.

Để tính toán lợi tức trái phiếu thì cần hai số liệu: phần thanh toán coupon trái phiếu hàng năm và giá của trái phiếu. Lãi suất coupon là lãi suất thường niên được thiết lập tại thời điểm mua và khoản thanh toán lãi suất coupon được tính bằng cách cộng gộp tiền lãi hằng năm kiếm được. Giá của trái phiếu chính là giá hiện hành. Một cách đơn giản để tính lợi suất trái phiếu là chia khoản thanh toán coupon cho mệnh giá của nó.

ATFX-bond-yield-formula

Tuy nhiên, công thức này không tính đến giá trị thời gian của dòng tiền, giá trị đáo hạn hoặc tần suất thanh toán, do đó, nó sẽ không cung cấp lợi suất trái phiếu chính xác. Tuy nhiên, công thức này có thể cung cấp con số ước tính.

Xếp hạng trái phiếu dao động từ “AAA”, biểu thị trái phiếu cấp đầu tư có rủi ro thấp, đến mức “D”, biểu thị trái phiếu vỡ nợ hoặc trái phiếu “rác” có rủi ro cao nhất. Khi giá trái phiếu thay đổi, thì lợi tức của nó cũng thay đổi tương tự. Ví dụ: giả sử bạn mua một trái phiếu có mệnh giá 1.000 đô la và coupon 10%, và trái phiếu đang được bán với giá 800 đô la trên thị trường.

Trong trường hợp này, người ta đang bán thấp hơn so với mệnh giá hoặc bán chiết khấu. Nếu như bán trái phiếu này với giá 800 đô la, lợi tức chi trả sẽ là 12,5% (100 đô la/800 đô la). Nếu như bán trái phiếu với giá $1.200, lợi tức sẽ là 8,33% (100 đô la/ 1200 đô la). Bất kể giá thị trường của trái phiếu là bao nhiêu, coupon vẫn giữ nguyên. Như trong ví dụ này, người nắm giữ trái phiếu vẫn sẽ nhận được 100 đô la hàng năm.

live account vietnam

 

  1. 4 loại lợi suất trái phiếu chính bao gồm công thức và cách tính

Mặc dù lãi suất coupon và lợi suất hiện hành rất hữu ích trong việc ước tính lợi suất do trái phiếu tạo ra, nhưng chúng đều tồn tại những hạn chế. Các yếu tố này không tính đến giá trị của tiền lãi tái đầu tư. Khi trái phiếu bị hủy bỏ sớm thì chúng không đủ dữ kiện để tính hoặc để đánh giá lợi tức tối thiểu.

Để đánh giá chính xác trong những tình huống như vậy thì cần có cách tính lợi suất nâng cao. Do đó, hãy xem xét các loại lợi tức khác nhau.

  1. Lợi suất hiện hành

Lợi suất hiện hành hay còn được gọi là lãi suất coupon, biểu thị lãi suất hàng năm. Lãi suất này cố định tại thời điểm phát hành trái phiếu và không đổi trong suốt thời hạn của trái phiếu.

Lợi suất hiện hành được tính bằng cách chia lợi tức coupon của trái phiếu cho giá thị trường hiện tại. Khi giá thị trường hiện tại của trái phiếu thay đổi, lợi suất hiện hành cũng sẽ dao động tương ứng.

  1. Lợi suất đáo hạn (YTM)

Lợi suất đáo hạn (YTM) là thước đo quan trọng đối với các nhà đầu tư trái phiếu vì nó giúp xác định mức lãi suất tổng thể mà nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu cho đến khi đáo hạn. YTM là tỷ lệ chiết khấu cân bằng giữa giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai của trái phiếu, bao gồm các khoản thanh toán coupon và giá trị đáo hạn, với giá thị trường hiện tại của nó. Đây là một quá trình đạt được sau nhiều lần tính toán có sai sót; quá trình này được tính bằng phần mềm tài chính. Dưới đây là công thức bạn có thể tham khảo:

ATFX-yield-to-maturity-formula

Ví dụ, một trái phiếu có mệnh giá 10.000 đô la và bạn mua vào ở mức 90, có nghĩa là sẽ phải trả 90% mệnh giá, hay 9.000 đô la. Giả sử trái phiếu đáo hạn trong vòng 5 năm.

Lợi suất hiện hành của trái phiếu sẽ là 6,7% ($600 lãi suất hằng năm / $9.000 * 100).

Lưu ý rằng, lợi suất khi đáo hạn trong trường hợp này cao hơn vì bạn có thể kiếm được lãi kép bằng cách tái đầu tư 600 đô la nhận được hàng năm. Lợi suất cũng giả định rằng khi trái phiếu đáo hạn, bạn sẽ nhận được 10.000 đô la, cao hơn 1.000 đô la so với số tiền bạn đã trả.

Điều quan trọng cần lưu ý là YTM có thể khác với lãi suất coupon của trái phiếu và lưu ý tới giả định các khoản thanh toán coupon và tiền gốc được thực hiện đúng hạn. YTM không xem xét thuế hoặc phí môi giới liên quan đến việc mua trái phiếu. Ngoài ra, các tính toán của YTM thường giả định cổ tức được tái đầu tư.

Bất chấp những hạn chế, YTM vẫn là thước đo hữu ích cho các nhà đầu tư trái phiếu vì nó giúp so sánh các trái phiếu khác nhau và lợi nhuận tiềm năng từ những trái phiếu này.

  1. Lợi suất thu hồi (YTC)

Khi đầu tư vào trái phiếu có thể thu hồi, lợi suất thu hồi (YTC) là một thước đo quan trọng cần xem xét. Trái phiếu có thể thu hồi cho phép tổ chức phát hành hoàn trả trái phiếu sớm hơn dự kiến, điều này có thể ảnh hưởng đến lợi tức của trái phiếu.

ATFX-yield-to-call-formula

YTC được xác định như cách tính YTM, nhưng thay vì sử dụng ngày đáo hạn, thì công thức tính YTC sử dụng tại thời điểm có lệnh thu hồi và giá mua lại. Công thức này tính từ thời điểm đầu tiên mà tổ chức phát hành mua lại trái phiếu.

Trái phiếu có ngày thu hồi khác nhau và có thể tiếp tục trả lãi vào ngày đã định cho đến khi đáo hạn hoặc chỉ trả lãi hàng năm. Nếu giá trái phiếu tăng trên mệnh giá và giao dịch ở mức cao hơn, cơ hội nhận được quyền mua sớm có thể cao hơn. Tổ chức phát hành sau đó có thể phát hành trái phiếu mới với mức lãi suất thấp hơn, mặc dù giá thu hồi sớm cũng có thể dao động ở mức cao theo như điều khoản và điều kiện đã quy định ban đầu.

Để tính được lợi tức tiềm năng của trái phiếu có thể thu hồi, các nhà đầu tư phải đánh giá các lợi tức khác nhau để thu hồi và đánh giá lợi suất đáo hạn. Điều quan trọng nữa là phải xem xét phạm vi lợi nhuận có sẵn để hiểu được điều gì là khả thi.

Ví dụ, công ty TNHH Ridgeways, một công ty phát triển các dự án bất động sản vừa phát hành trái phiếu với lãi suất cố định, và sẽ đáo hạn vào 30 tháng 12 năm 2025. Trái phiếu hiện tại đang giao dịch với mức cao hơn mệnh giá là là 2,50 đô la. Do đó, lợi suất đáo hạn hằng năm là 6,82%. Tuy nhiên, có hai thời điểm thu hồi, được thể hiện trong bảng sau.

 

Giá mua trái phiếu lãi suất cố định Công ty TNHH Ridgeways 102,5 đô la

Thời điểm

Lợi suất (hằng năm)

Mô tả

Giá trả cho nhà đầu tư

31/12/2023

7,60%

Ngày thu hồi đầu tiên

$103,00

31/12/2024

7,07%

Ngày thu hồi thứ hai

$101,50

31/12/2025

6,82%

Đáo hạn

$100

Trong trường hợp này, lợi suất trái phiếu xấu nhất và lợi suất đáo hạn đều là 6,82%/năm. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng lợi suất trái phiếu thay đổi khi giá thay đổi. Ví dụ: nếu giá mua tăng từ 102,5 đô la lên 106 đô la, thì lợi tức sẽ khác. Trong trường hợp này, lợi nhuận thấp nhất có thể sẽ là lợi suất thu hồi đầu tiên chứ không phải lợi suất đáo hạn.

 

Giá mua trái phiếu lãi suất cố định Công ty TNHH Ridgeways 106 đô la

Thời điểm

Lợi suất (hằng năm)

Mô tả

Giá trả cho nhà đầu tư

31/12/2023

5,76%

Ngày thu hồi đầu tiên

$103,00

31/12/2024

5,80%

Ngày thu hồi thứ hai

$101,50

31/12/2025

5,84%

Đáo hạn

$100

 

  1. Lợi suất trái phiếu xấu nhất (YTW)

Lợi suất trái phiếu xấu nhất (YTW) là một thước đo lợi suất tiềm năng xấu nhất của trái phiếu xem xét cả lợi suất đáo hạn (YTM) và lợi suất thu hồi (YTC), sử dụng mức thấp hơn trong hai mức này. YTW là một yếu tố quan trọng cần biết đối với mọi chứng khoán có thể thu hồi, vì nó cho biết lợi tức tiềm năng an toàn nhất mà một trái phiếu có thể mang lại.

Tuy nhiên, YTM và YTC chỉ là ước tính và có thể không phản ánh tổng lợi nhuận của trái phiếu, chỉ có thể được tính toán chính xác khi bán hoặc đáo hạn.

ATFX-yield-to-worst-formula

Lợi suất trái phiếu xấu nhất hữu ích vì nó tính đến khả năng trái phiếu được thu hồi vào thời điểm có thể gây bất lợi nhất cho nhà đầu tư hoặc trái phiếu hoàn toàn không được thu hồi, sẽ dẫn đến lợi suất thấp hơn. Điều này đặc biệt quan trọng vì trái phiếu được thiết kế để giúp các nhà đầu tư tránh rủi ro giảm giá. YTW là lợi suất thấp nhất mà nhà đầu tư có thể kỳ vọng nếu tổ chức phát hành không vỡ nợ.

YTW sẽ giống như YTC nếu ngày thu hồi đầu tiên có thể mang lại cho nhà đầu tư kết quả tệ nhất hoặc giống như YTM nếu nhà đầu tư đối mặt với tình huống xấu nhất là trái phiếu không được thu hồi. Nếu tổ chức phát hành thu hồi vào ngày thứ hai hoặc ngày tiếp theo, YTW có thể thấp hơn cả YTC và YTM, điều này gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

Nếu một nhà đầu tư mua trái phiếu USD đa ngành có lãi suất cố định ở mức 106,25 đô la, thì lợi suất xấu nhất đối với nhà đầu tư sẽ xảy ra nếu nhà phát hành thu hồi trái phiếu vào ngày thu hồi đầu tiên có thể, vì họ sẽ kiếm được 3,6% tiền lãi hàng năm. Tuy nhiên, nếu công ty phát hành trái phiếu không hoàn trả vào ngày thu hồi đầu tiên, thì nhà đầu tư có cơ hội kiếm được lợi suất cao hơn. Lợi tức tốt nhất mà nhà đầu tư có thể kiếm được từ trái phiếu là 6,33% mỗi năm, nếu trái phiếu đáo hạn. Tuy nhiên, có khả năng tổ chức phát hành sẽ chọn thanh toán trái phiếu sớm và tái cấp vốn với lãi suất rẻ hơn.

 

Trái phiếu USD đa ngành có lãi suất cố định

Thời điểm

Lợi suất (hằng năm)

Mô tả

Giá trả cho nhà đầu tư

30/06/2023

3,60%

Ngày thu hồi đầu tiên

$104,19

30/06/2024

5,25%

Ngày thu hồi thứ hai

$102,9

30/06/2025

5,61%

Ngày thu hồi thứ ba

$100

30/06/2026

6,33%

Đáo hạn

$100

Khi một trái phiếu được giữ cho đến khi đáo hạn mà không có bất kỳ thu hồi và vỡ nợ tín dụng nào, việc đầu tư trái phiếu tương đối đơn giản. Tuy nhiên, điều quan trọng là các nhà đầu tư phải biết về lợi suất niêm yết khi mua hoặc bán trái phiếu, đặc biệt là về trái phiếu có thể thu hồi và lợi suất thu hồi (YTC).

live account vietnam

 

  1. 7 yếu tố ảnh hưởng đến lợi suất trái phiếu

  1. Lãi suất:

Khi ngân hàng trung ương giảm lãi suất cơ bản, lợi suất trái phiếu cũng có xu hướng giảm. Người dân có xu hướng tìm kiếm nguồn đầu tư thay thế khác như trái phiếu chính phủ do lãi suất tiền gửi ngân hàng giảm.

  1. Xếp hạng tín dụng:

Cơ quan xếp hạng tín dụng như Moody’s, Standard và Poor’s, và Fitch, xếp hạng tín dụng cho các tổ chức phát hành trái phiếu và trái phiếu cụ thể nhằm cung cấp thông tin về khả năng trả gốc và lãi của tổ chức phát hành, nắm bắt và phân loại rủi ro tín dụng.

ATFX-bond-rating

Xếp hạng tín dụng cao hơn thường cho thấy khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán cao hơn và bất kỳ thay đổi nào trong xếp hạng đều có thể ảnh hưởng đến giá trái phiếu. Xếp hạng được cải thiện dẫn đến giá cao hơn, trong khi xếp hạng giảm dẫn đến giá thấp hơn.

Các nhà đầu tư từ các tổ chức trong nhóm trái phiếu doanh nghiệp thường bổ sung các xếp hạng trọng tâm này bằng phân tích tín dụng riêng, sử dụng các số liệu truyền thống như tỷ lệ bảo hiểm lãi suất và tỷ lệ vốn hóa để đánh giá rủi ro tín dụng. Các tổ chức phát hành có rủi ro tín dụng cao hơn thường cung cấp trái phiếu doanh nghiệp với lãi suất cao hơn để bù đắp cho rủi ro gia tăng.

  1. Lạm phát:

Giá trái phiếu thường giảm khi lạm phát tăng lên và tăng khi lạm phát giảm. Điều này xuất hiện là bởi lạm phát làm giảm sức mua của lợi tức đầu tư. Do vậy, khi trái phiếu đạt tới ngưỡng đáo hạn thì lợi tức kiếm được dựa trên khoản đầu tư sẽ ít giá trị hơn so với đồng đô la hôm nay do lạm phát.

ATFX-inflation-vs-bond-yield

  1. Thời gian đáo hạn:

Trái phiếu dài hạn, với thời gian đáo hạn kéo dài, thì nhạy cảm hơn với những thay đổi lãi suất so với trái phiếu ngắn hạn. Nếu lãi suất tăng, giá trái phiếu dài hạn có khả năng giảm với tốc độ nhanh hơn so với trái phiếu ngắn hạn. Hiện tượng này được gọi là yếu tố thời gian đáo hạn bình quân của trái phiếu.

  1. Cung và cầu:

Có một mối quan hệ nghịch đảo giữa lợi suất trái phiếu và giá trái phiếu. Khi nhu cầu về trái phiếu tăng lên, làm cho giá trái phiếu tăng, khi đó lợi suất sẽ giảm xuống. Ngược lại, khi nhu cầu về trái phiếu giảm và giá giảm, thì lãi suất và lợi suất tăng.

  1. Điều kiện kinh tế:

Khi kinh tế tăng trưởng mạnh, các hình thức đầu tư khác như cổ phiếu và vốn tư nhân có thể trở nên hấp dẫn hơn trái phiếu, dẫn đến nhu cầu về trái phiếu giảm. Điều này dẫn đến sự gia tăng lợi suất trái phiếu, do các tổ chức phát hành trái phiếu đưa ra mức lãi suất cao hơn để thu hút các nhà đầu tư.

  1. Sự kiện chính trị và địa chính trị:

Các sự kiện như chiến tranh, bất ổn chính trị và thiên tai có thể làm tăng sự không chắc chắn và rủi ro, dẫn đến lợi suất trái phiếu cao hơn.

 

  1. Tại sao lợi suất trái phiếu lại quan trọng?

Vậy, tại sao bạn nên quan tâm đến lợi suất trái phiếu? Lợi suất trái phiếu là một chỉ số quan trọng về sức mạnh của thị trường chứng khoán và mức lãi suất của Đô la Mỹ. Nếu lợi suất trái phiếu giảm, điều đó có nghĩa là giá trái phiếu đang tăng, cho thấy nhu cầu về trái phiếu tăng đột biến. Nhu cầu về trái phiếu thường tăng lên khi các nhà đầu tư chứng khoán lo ngại về sự an toàn của các khoản đầu tư của họ và tìm kiếm các khoản đầu tư an toàn hơn như trái phiếu.

ATFX-why-is-bond-yield-important

Mặt khác, nếu lợi suất trái phiếu tăng, giá trái phiếu giảm, cho thấy nhu cầu trái phiếu giảm. Nhu cầu về trái phiếu thường giảm khi các nhà đầu tư cảm thấy đầu tư vào thị trường chứng khoán sẽ sinh lãi nhiều hơn so với đầu tư vào trái phiếu, điều này có thể làm suy yếu đồng đô la.

 

  1. Tìm hiểu cách giao dịch với tài khoản demo

Nếu bạn mong muốn trở thành một nhà đầu tư trên thị trường tài chính , chúng tôi khuyến khích bạn nên mở tài khoản demo .

ATFX cung cấp tất cả các sản phẩm tài chính phổ biến trên một nền tảng giao dịch vững chắc, cho phép bạn thực hành các chiến lược đầu tư khác nhau, đồng thời học hỏi từ các hướng dẫn hoặc tài liệu đào tạo miễn phí do ATFX cung cấp. Đăng ký tài khoản demo miễn phí ngay thôi!

demo account vietnam

Tin tức gần đây
Bắt đầu giao dịch ngay thôi!
Hãy dùng thử tài khoản demo miễn phí của chúng tôi để tìm hiểu về giao dịch. Khi bạn đã sẵn sàng, hãy chuyển sang sử dụng tài khoản thực và bắt đầu giao dịch thực.
Popular posts
ATFX

Restrictions on Use

Products and Services on this website https://www.atfx.com/en-ae/ are not suitable
in your country. Such information and materials should not be regarded as or
constitute a distribution, an offer, or a solicitation to buy or sell any investments.
Please visit https://www.atfx.com/en/ to proceed.

ATFX

使用限制

本网站的产品及服务不适合英国居民。网站内部的信息和素材不应被视为分销,要约,买入或卖出任何投资产品。请继续访问 https://www.atfx.com/en/

ATFX

Restrictions on Use

Products and Services on this website are not suitable for the UK residents. Such information and materials should not be regarded as or constitute a distribution, an offer, or a solicitation to buy or sell any investments. Please visit https://www.atfx.com/en/ to proceed.

ATFX

Restrictions on Use

Products and Services on this website are not suitable for the UK residents. Such information and materials should not be regarded as or constitute a distribution, an offer, or a solicitation to buy or sell any investments. Please visit https://www.atfx.com/en/ to proceed.

ATFX

Restrictions on Use

Products and Services on this website are not suitable for Hong Kong residents. Such information and materials should not be regarded as or constitute a distribution, an offer, solicitation to buy or sell any investments.

使用限制: 本網站的產品及服務不適合香港居民使用。網站內部的信息和素材不應被視為分銷,要約,買入或賣出任何投資產品。

ATFX

Restrictions on Use

AT Global Markets (UK) Limited does not offer trading services to retail clients.
If you are a professional client, please visit https://www.atfxconnect.com/