Mục lục:
Giao dịch theo xu hướng (Trend Trading) là gì?
Các loại xu hướng
5 chiến lược giao dịch theo xu hướng
4 ưu và nhược điểm của giao dịch theo xu hướng
Ví dụ điển hình về giao dịch theo xu hướng thành công
3 chỉ báo thị trường cho chiến lược giao dịch theo xu hướng
Kết luận
Bắt đầu giao dịch theo xu hướng với ATFX
Giao dịch theo xu hướng (Trend Trading) là gì?
Giao dịch theo xu hướng là chiến lược đầu tư được đa số nhà đầu tư sử dụng trên các thị trường tài chính khác nhau như thị trường chứng khoán, Forex và hàng hóa. Các nhà đầu tư áp dụng chiến lược này nhằm mục đích thu lợi nhuận từ việc giá dịch chuyển theo một hướng cụ thể. Khi giá di chuyển theo một hướng cụ thể, chẳng hạn như hướng lên hoặc hướng xuống thì được gọi là xu hướng. Chiến lược này được xây dựng dựa trên câu nói kinh điển trong giới đầu tư “xu hướng là người bạn đồng hành”. Các nhà giao dịch sẽ tìm kiếm các mô hình và tín hiệu để biết xu hướng chuẩn bị bắt đầu hay sẽ tiếp tục, từ đó thu về lợi nhuận từ sự dịch chuyển giá đó.
Các loại xu hướng
Trước tiên, các nhà đầu tư cần hiểu rõ các loại xu hướng thì mới có thể sử dụng các chiến lược Trend Trading một cách hiệu quả nhất. Nhìn chung, có 3 loại xu hướng:
Xu hướng tăng:
Xu hướng tăng được thể hiện rõ nhất qua việc giá tạo ra các đỉnh và đáy ngày càng cao hơn, cho thấy xu hướng giá đang tăng hoặc đi lên.
Xu hướng giảm:
Ngược lại với xu hướng tăng, xu hướng giảm được thể hiện qua việc giá tạo ra các đỉnh và đáy ngày càng thấp hơn, cho thấy thị trường đang có xu hướng đi xuống.
Đi ngang / Xu hướng ngang:
Xu hướng ngang hình thành khi giá dao động trong một biên độ nhất định, hay nói cách khác là các đỉnh sau bằng với đỉnh trước và đáy sau cũng bằng với đáy trước. Xu hướng này cho thấy bên mua và bên bán đang giằng co nhằm giành quyền kiểm soát. Khi giá không tăng và cũng không giảm một mức đáng kể trong một thời gian, người ta gọi đó là xu hướng ngang hoặc thị trường đi ngang.
Mỗi loại xu hướng có thể xảy ra trong các khung thời gian khác nhau. Các nhà giao dịch có thể thực hiện giao dịch theo các xu hướng ngắn hạn (trong ngày hoặc vài ngày), trung hạn (vài tuần) hoặc dài hạn (vài tháng đến nhiều năm), tùy thuộc vào phong cách giao dịch và mức độ chấp nhận rủi ro.
5 chiến lược giao dịch theo xu hướng
Dưới đây là một số chiến lược đã được các nhà giao dịch phát triển nhằm kiếm lợi nhuận từ xu hướng:
Mua sau nhịp giảm ngắn hạn:
Chiến lược này liên quan đến việc mua khi giá giảm hoặc khi giá xuất hiện nhịp “giảm” ngắn hạn nhưng vẫn giữ được xu hướng tăng trong dài hạn.
Bán khi giá tăng:
Chiến lược này trái ngược với chiến lược “mua sau nhịp giảm ngắn hạn”, trong đó các nhà giao dịch bán khi giá tăng trở lại hoặc có sự “hồi phục” trong xu hướng giảm với dự đoán rằng xu hướng sẽ tiếp tục đi xuống.
Đường trung bình động ngắn hạn và dài hạn cắt nhau:
Nhà giao dịch mua hoặc bán khi các đường trung bình động ngắn hạn và dài hạn cắt nhau. Đường MA ngắn hạn và dài hạn cắt nhau có thể là tín hiệu cho thấy xu hướng sắp đổi chiều.
Sử dụng đường xu hướng:
Đường xu hướng, hay còn được gọi là đường trendline, là đường thẳng nối các đỉnh hoặc đáy liền nhau trên biểu đồ giá. Nhà giao dịch thường cân nhắc thực hiện giao dịch khi giá chạm đường xu hướng.
Giao dịch theo kênh:
Kênh là 2 đường xu hướng được vẽ song song, ôm trọn lấy vùng giá dao động. Các nhà giao dịch thường đặt lệnh mua gần đường xu hướng phía dưới (hỗ trợ) và đặt lệnh bán gần đường phía trên (kháng cự).
4 ưu và nhược điểm của giao dịch theo xu hướng
Ưu điểm của giao dịch theo xu hướng | Nhược điểm của giao dịch theo xu hướng |
Tiềm năng lợi nhuận: Nếu nhà giao dịch có thể nhận biết một xu hướng mạnh và giao dịch thành công theo xu hướng đó thì nhà giao dịch đó sẽ có thể kiếm được lợi nhuận lớn. | Tín hiệu sai: Đôi khi, xu hướng mà nhà giao dịch đã kết luận có thể chỉ là biến động giá ngắn hạn. Tín hiệu sai này có thể khiến nhà giao dịch thua lỗ. |
Tính đơn giản: Các chiến lược giao dịch theo xu hướng có thể dễ hiểu và dễ triển khai hơn một số chiến lược khác, phù hợp cho cả nhà giao dịch mới và nhà giao dịch đã có kinh nghiệm. | Đòi hỏi sự kiên nhẫn: Các xu hướng có thể xuất hiện trong một khoảng thời gian dài và nhà giao dịch cần phải đợi đến khi xu hướng phát huy hết tiềm lực thì mới có thể hưởng mức lợi nhuận đáng kể. Điều này có thể thử thách lòng kiên nhẫn của nhà giao dịch. |
Kiểm soát rủi ro: Trong giao dịch theo xu hướng, thường có các mức rõ ràng để nhà giao dịch có thể đặt lệnh cắt lỗ, từ đó quản lý rủi ro một cách hiệu quả hơn và thoát giao dịch nếu xu hướng đảo chiều. Các nhà giao dịch có thể đặt các mức cắt lỗ đủ gần để có thể thoát giao dịch ngay khi xu hướng đảo chiều. | Độ trễ: Các chiến lược giao dịch theo xu hướng thường dựa trên các chỉ báo phân tích kỹ thuật, có thể trễ hơn so với giá thị trường hiện tại. Khi nhà giao dịch xác định được một xu hướng thì có thể đã quá muộn để thực hiện giao dịch. |
Tính linh hoạt: Có thể áp dụng Trend Trading cho bất kỳ thị trường nào (cổ phiếu, Forex, hàng hóa) và trong bất kỳ khung thời gian nào (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn). | Phụ thuộc vào điều kiện thị trường: Các chiến lược giao dịch theo xu hướng hoạt động tốt nhất trong các thị trường có xu hướng mạnh. Nếu các nhà giao dịch áp dụng Trend Trading trong các thị trường có biên độ dao động hẹp hoặc có tính biến động cao thì có thể sẽ không đạt hiệu quả cao. |
Ví dụ điển hình về giao dịch theo xu hướng thành công
Hãy cùng tìm hiểu câu chuyện của nhà giao dịch huyền thoại Paul Tudor Jones, người được ngợi ca là phù thủy tài chính, đã áp dụng Trend Trading thành công trong thời kỳ thị trường chứng khoán thế giới sụp đổ năm 1987. Nhận thấy dấu hiệu một xu hướng giảm lớn sắp diễn ra, Paul Tudor Jones đã thực hiện bán khống chứng khoán ra thị trường, thu về mức lợi nhuận khủng khi thị trường lao dốc.
Câu chuyện của ông là minh chứng rõ ràng cho sức mạnh của giao dịch theo xu hướng và cũng là lời nhắc nhở rằng Trend Trading đòi hỏi nhà giao dịch cần có đủ kỹ năng, sự kiên nhẫn và khả năng phân tích thật nghiêm ngặt.
3 chỉ báo thị trường cho chiến lược giao dịch theo xu hướng
Các chỉ báo thị trường là các biện pháp thống kê được các nhà giao dịch sử dụng để dự báo giá. Có thể chia chỉ báo thành 2 loại chính: các chỉ báo dẫn dắt, nhằm mục đích dự đoán biến động giá và các chỉ báo trễ, nhằm nhận định xu hướng.
Sau đây là một số chỉ báo được sử dụng phổ biến nhất trong Trend Trading:
Chỉ báo đường trung bình động (Moving Average):
Đường trung bình động là đường biểu diễn những biến động giá phức tạp và khiến chúng trông trơn tru hơn bằng cách đo lường mức giá trung bình được cập nhật liên tục. Đường trung bình động giúp nhà giao dịch lọc các tín hiệu “nhiễu” từ biến động giá ngẫu nhiên. Hai loại đường trung bình động phổ biến nhất là Đường trung bình động đơn giản (SMA), được tính bằng trung bình cộng của một tổ hợp giá trong một khoảng thời gian xác định và Đường trung bình động lũy thừa (EMA), phản ánh biến động giá gần đây bằng nhiều trọng số hơn theo cấp số nhân. Khi giá nằm trên đường trung bình động, đó là dấu hiệu của xu hướng tăng; trái lại, giá nằm dưới đường trung bình động chỉ ra xu hướng giảm. Đối với trường hợp đường trung bình động cắt nhau, trong đó đường MA ngắn hạn cắt đường MA dài hạn, thì đó có thể là sự khởi đầu của một xu hướng mới.
Các đường trung bình động có từ 5 đến 20 chu kỳ được coi là có độ trễ thấp và các đường trung bình động có từ 50 kỳ trở lên được coi là có độ trễ cao.
Đường MA có chu kỳ nhỏ vượt lên trên đường MA có chu kỳ lớn sẽ báo hiệu có xu hướng tăng. Ngược lại, đường MA có chu kỳ nhỏ cắt xuống dưới đường MA có chu kỳ lớn phản ánh xu hướng giảm sắp diễn ra.
Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI):
RSI là chỉ báo kỹ thuật được sử dụng để đo lường tốc độ và sự thay đổi hướng dịch chuyển của giá. Chỉ số RSI được hiển thị dưới dạng một bộ dao động (biểu đồ đường di chuyển giữa hai điểm cực biên) và có giá trị trong khoảng từ 0-100, được sử dụng để đánh giá tình trạng mua quá mức hoặc bán quá mức trên thị trường. Khi chỉ số RSI tăng lên trên mức 70, thị trường được coi là mua quá mức và đó cũng chính là dấu hiệu của một đợt giảm giá hoặc đảo chiều. Ngược lại, nếu RSI giảm xuống dưới mức 30, thị trường được coi là bán quá mức và chuẩn bị tăng giá. Tuy nhiên, trong một xu hướng mạnh, thị trường có thể duy trì trạng thái mua quá mức hoặc bán quá mức trong thời gian dài.
Nhiều nhà giao dịch thường đợi cho đến khi chỉ số RSI tăng trên mức 70, tương đương với quá mua, và đợi giảm xuống để chuẩn bị bán. Còn nếu chỉ số RSI dưới mức 30, điều đó đồng nghĩa với việc thị trường bị quá bán, và nhà giao dịch hãy sẵn sàng để vào lệnh mua.
Đường trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD):
MACD là một chỉ báo chỉ ra những thay đổi về động lượng của xu hướng thông qua sự tương tác giữa 2 đường trung bình động dựa trên giá tài sản. Chỉ báo MACD được tính bằng cách lấy EMA 12 trừ đi EMA 26. Đường tín hiệu của chỉ báo MACD chính là đường trung bình EMA 9 của đường MACD. Đường tín hiệu được vẽ phối hợp với đường MACD, có thể tạo nên các tín hiệu mua và bán tiềm năng. Các nhà giao dịch có thể xem xét mua chứng khoán khi đường MACD cắt đường tín hiệu theo hướng từ dưới lên trên hoặc xem xét bán (hoặc bán khống) chứng khoán khi MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống.
Nếu các thanh màu xanh lá cây biến mất và thanh màu đỏ xuất hiện, đồng thời đường MACD nằm dưới mức 0, bạn hãy sẵn sàng để vào lệnh bán. Ngược lại, nếu các thanh màu đỏ biến mất và thanh màu xanh lá cây xuất hiện, đồng thời đường MACD nằm trên mức 0, bạn hãy sẵn sàng để vào lệnh mua.
ATFX cung cấp các nền tảng giao dịch như MetaTrader 4, cho phép các nhà giao dịch tạo ra các biểu đồ nâng cao cũng như sử dụng nhiều loại các chỉ báo kỹ thuật để phân tích thị trường tốt hơn.
Các nhà giao dịch có quyền truy cập vào nhiều công cụ khác nhau. Tuy nhiên, mọi chỉ báo đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Do đó, các nhà giao dịch nên kết hợp nhiều hình thức phân tích cùng các phương pháp giao dịch đã được chứng minh là hiệu quả.
Kết luận
Giao dịch theo xu hướng là một chiến lược ưu việt và có thể mang đến lợi nhuận lớn nếu được sử dụng một cách hiệu quả. Chìa khóa để nhà giao dịch có thể giao dịch theo xu hướng thành công chính là nhận biết được các xu hướng mạnh, xác định thời điểm vào và thoát lệnh, đồng thời kiểm soát rủi ro một cách hiệu quả. Cần nhớ rằng, mặc dù xu hướng có thể là một người bạn tốt của nhà giao dịch, nhưng thị trường cũng có thể thay đổi nhanh chóng và đầy bất ngờ. Do đó, việc liên tục trau dồi kiến thức, đảm bảo kỷ luật và sẵn sàng thích ứng vẫn là những điều quan trọng mà nhà giao dịch cần duy trì để có thể thành công trong việc giao dịch theo xu hướng.
Bắt đầu giao dịch theo xu hướng với ATFX
Hãy khai phá sức mạnh của nền tảng MetaTrader 4 với các công cụ biểu đồ tiên tiến cùng các chỉ báo thị trường quan trọng có sẵn trên nền tảng . Hãy học hỏi và phát triển kỹ năng giao dịch của bạn với các tài liệu đào tạo toàn diện từ ATFX, đồng thời thực hành giao dịch với hàng loạt các sản phẩm tài chính mà không sợ rủi ro.
Đừng chỉ mơ về một ngày bạn sẽ trở thành nhà giao dịch thành công – hãy hành động để hiện thực hóa giấc mơ đó! Hãy mở tài khoản demo của bạn ngay hôm nay với ATFX và đặt những bước chân đầu tiên vào thế giới giao dịch theo xu hướng đầy sôi động.